Cổ phiếu không còn là thuật ngữ xa lạ với các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng. Câu hỏi đặt ra là cổ phiếu trong công ty cổ phần có những loại nào? Các vấn đề pháp lý liên quan đến cổ phiếu đó bao gồm những gì? Để trả lời câu hỏi trên bài viết sau Luật Hồng Phúc (https://luathongphuc.info/ ) xin cung cấp cho bạn đọc và quý khách hàng những thông tin về Các loại cổ phiếu trong công ty cổ phần
Cơ sở pháp lý
- Luật chứng khoán 2019;
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Cổ phiếu là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 121 Luật doanh nghiệp 2020 đưa ra định nghĩa về cổ phiếu thì cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
- Các loại cổ phiếu của công ty cổ phần
Cổ phiếu của công ty cổ phần gồm một số loại như sau:
- Cổ phiếu được phép phát hành
Khi công ty cổ phần được thành lập, thì được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Nhưng luật pháp các nước quy định công ty phải đăng ký tổng số cổ phiếu của công ty và phải ghi trong điều lệ công ty và được gọi là cổ phiếu được phép phát hành hay cổ phiếu đăng ký. Cổ phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối đa của một công ty có thể phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động. Khi cần có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì phải được đa số cổ đông bỏ phiếu tán thành và phải sửa đổi điều lệ công ty.
- Cổ phiếu đã phát hành
Cổ phiếu đã phát hành là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các nhà đầu tư trên thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ phiếu đó, nó nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành
- Cổ phiếu quỹ
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được chính tổ chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình. Số cổ phiếu này có thể được công ty lưu giữ một thời gian sau đó lại được bán ra. Cổ phiếu quỹ không phải là cổ phiếu đang lưu hành, không có vốn đằng sau nó; do đó không được tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và không có quyền tham gia bỏ phiếu.
- Cổ phiếu đang lưu hành
Cổ phiếu đang lưu hành là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu hành trên thị trường và do các cổ đông đang nắm giữ. Số cổ phiếu đang lưu hành được xác định như sau:
Số cổ phiếu đang lưu hành là Số cổ phiếu đã phát hành trừ Số cổ phiếu quỹ
Dựa vào hình thức cổ phiếu, có thể phân biệt cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu vô danh.
- Cổ phiếu ghi danh
Cổ phiếu ghi danh là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu. Cổ phiếu này có nhược điểm là việc chuyển nhượng phức tạp, phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được Hội đồng Quản trị của công ty cho phép.
- Cổ phiếu vô danh
Cổ phiếu vô danh là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu. Cổ phiếu này được tự do chuyển nhượng mà không cần thủ tục pháp lý.
Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu đưa lại cho người nắm giữ
- Cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường)
Cổ phiếu phổ thông là một chứng khoán đại diện cho quyền sở hữu trong một công ty cổ phần. Các cổ đông sở hữu cổ phiếu này có thể tự do chuyển nhượng, có đầy đủ quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông và được hưởng cổ tức dựa trên kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu họ sở hữu.
- Cổ phiếu ưu đãi
Người sở hữu cổ phiếu này sẽ làm cổ đông chính thức của công ty. Cụ thể hơn, người nắm giữ loại cổ phiếu này sẽ là cổ đông ưu đãi của công ty. Khi đó cổ tức và quyền biểu quyết cũng sẽ được ưu tiên hơn.
- Điều kiện chào bán cổ phiếu công ty cổ phần lần đầu ra công chúng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 thì điều kiện để chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng được quy định như sau:
– Thời điểm đăng ký chào bán thì mức vốn điều lệ đã góp tại từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
– Trước năm đăng ký chào bán thì hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
– Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
– Tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;
– Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
– Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
– Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
– Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.
– Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
Trên đây là một số thông tin về Các loại cổ phiếu trong công ty cổ phần mà Luật Hồng phúc cung cấp đến các bạn đọc. Nếu còn những thắc mắc về thông tin này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc (https://luathongphuc.info/) để được giải đáp nhé./