Nội dung chính
Khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thị thường trong nước dần ổn định và phát triển, các Công ty thường có xu hướng mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài. Hình thức mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài phổ biến hiện nay là thành lập chi nhánh công ty. Vậy, việc thành lập chi nhánh Công ty Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện như thế nào? Cần lưu ý những gì khi thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài? Luật Hồng Phúc xin giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 01/2021 NĐ-CP Quy định về Đăng ký kinh doanh;
- Luật Doanh nghiệp 2020.
Tính chất pháp lý chi nhánh công ty Việt Nam ở nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Chi nhánh công ty Việt Nam ở nước ngoài có tính chất là một đơn vị phụ thuộc của Doanh nghiệp, chi nhánh công ty ở nước ngoài có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
>>Xem thêm: Thành lập chi nhánh Công ty
Điều kiện, thủ tục thành lập chi nhánh Công ty Việt Nam ở nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại tại Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp Việt Nam có quyền thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì điều kiện, thủ tục thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài cần tuân thủ theo quy định pháp luật của nước mà Công ty dự định đặt chi nhánh.
Như vậy, thực hiện thành lập chi nhánh công ty Việt Nam ở nước ngoài sẽ khá phức tạp vì đòi hỏi người thực hiện cần có khả năng nghiên cứu và am hiểu pháp luật tại các quốc gia mà Công ty Việt Nam dự định đặt chi nhánh.
Thủ tục thông báo thành lập chi nhánh Công ty Việt Nam ở nước ngoài
Theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì sau khi chính thức thành lập chi nhánh Công ty Việt Nam ở nước ngoài. Trong thời hạn 30 ngày, Công ty phải thực hiện thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi Công ty đặt trụ sở chính. Thành phần hồ sơ, thủ tục thông báo được thực hiện như sau:
Thành phần hồ sơ mở chi nhánh công ty ở nước ngoài
Hồ sơ thông báo thành lập chi nhánh Công ty ở nước ngoài bao gồm:
- 01 bản Thông báo về việc thành lập chi nhánh Công ty ở nước ngoài theo mẫu quy định tại tiểu mục 18 Mục II (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương được cơ quan có thẩm quyền nơi đặt chi nhánh cấp;
- Văn bản ủy quyền và giấy tờ pháp lý cá nhân của người được ủy quyền nộp hồ sơ (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp).
Quy trình thực hiện hồ sơ thông báo mở chi nhánh ở nước ngoài
Bước 1: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thông báo thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài;
Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính công ty;
Bước 3: Kiểm tra thông tin cập nhật của Phòng đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
Nơi tiếp nhận và thời hạn giải quyết hồ sơ thông báo mở chi nhánh công ty
Hồ sơ thông báo thành lập chi nhánh ở nước ngoài sẽ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính Công ty. Có thể nộp bằng hình thức trực tiếp thông qua người đại diện của doanh nghiệp hoặc nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/SiteMap.aspx.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật thông tin về chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà bạn cần nắm khi mở chi nhánh công ty ở nước ngoài, nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với Luật Hồng Phúc.
- Thành lập chi nhánh ở nước ngoài
- Mở chi nhánh ở nước ngoài
- Công ty Việt Nam có chi nhánh ở nước ngoài
- thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
- luật thương mại 2005
- Khi chúng ta mở công ty chi nhánh ở nước ngoài thì những yêu cầu có bản cần có là gì
- nghị định 07/2016/nđ-cp
- thông tư 11 2016 bct