Nội dung chính
Về bản chất, góp vốn vào công ty là cơ sở xác lập quyền sở hữu của chủ sở hữu phần vốn góp đối với công ty. Thông qua việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần. Đồng thời, vốn góp là yếu tố thiết lập mối quan hệ giữa các chủ sở hữu phần vốn góp với nhau và với công ty dẫn đến nhu cầu điều chỉnh của pháp luật trong quan hệ góp vốn bằng các điều kiện góp vốn vào công ty được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan.
Sau đây, Luật Hồng Phúc có một số hệ thống về điều kiện góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật như sau:
Thứ nhất, đối tượng được nhận góp vốn
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân là đối tượng có quyền nhận góp vốn.
Thứ hai, đối tượng góp vốn vào công ty[1]
Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản góp vốn[2] có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, trừ trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau[3].
Thứ ba, tài sản góp vốn công ty[4]
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Thứ tư, thời điểm góp vốn vào doanh nghiệp
Đối với các công ty khác nhau, việc góp vốn của các thành viên được pháp luật điều chỉnh khác nhau tương ứng với tính chất, cơ cấu tổ chức… Theo đó:
Doanh nghiệp tư nhân:
Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp[5]. Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân tự nguyện tiến hành đăng ký góp vốn đầu tư[6], có quyền quyền tăng vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được ghi chép tại sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp[7]. Do dó, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền góp vốn vào doanh nghiệp vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hoạt động kinh doanh;
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân[8] tham gia góp vốn trở thành thành viên công ty tại thời điểm thành lập bằng việc cam kết góp vốn và được ghi trong điều lệ công ty hoặc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, mọi các nhân, tổ chức khác có quyền góp vốn vào doanh nghiệp thông qua việc nhận chuyển nhượng từ thành viên góp vốn khác[9]; khi công ty tăng vốn góp của thành viên[10];
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu[11]. Thành viên công ty tiến hành góp vốn bằng tổng giá trị tài sản cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty[12] tăng vốn điều lệ của công ty[13]. Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức khác có quyền góp vốn vào công ty khi công ty huy động vốn và chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên[14];
Công ty cổ phần
Là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, Cổ đông trong công ty là cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động góp vốn thông qua việc mua cổ phần của công ty với số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa[15] Theo đó, các cá nhân, tổ chức thực hiện góp vốn vào công ty cổ phần khi công ty quyết định thành lập; được chào bán theo quyết định của Đại hội đồng Cổ đông[16] hoặc nhận chuyển nhượng từ cổ đông hiện hữu của công ty[17] thông qua hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán[18];
Công ty hợp danh
Là một công ty vừa mang tính đối vốn vừa đối nhân nên ngoài các thành viên hợp danh (đối nhân) là điều kiện bắt buộc thì các thành viên góp vốn (đối vốn)[19] được tham gia góp vốn vào công ty khi Hội đồng thành viên chấp nhận[20]; nhận chuyển nhượng phần vốn góp[21] từ thành viên góp vốn khác.
Thứ năm, thời hạn góp vốn công ty
Đối với doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp là người chịu trực tiế các quyền và nghĩa vụ của công ty bằng tất cả khả năng tài chính vì vậy chủ doanh nghiệp tư nhân góp vốn đủ và đúng số tài sản đầu tư ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Thời hạn góp vốn
Thời hạn góp vốn của cá nhân, tổ chức vào công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản;
Đối với công ty hợp danh:
Thành viên hợp danh, thành viên góp vốn góp đủ và đúng theo nội dung cam kết góp vốn[22] riêng đối với các thành viên góp vốn khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt đông là 15 ngày kể từ ngày trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác[23].
Thứ sáu, chứng nhận phần vốn góp vào doanh nghiệp
Khi góp vốn vào công ty, các cá nhân, tổ chức được công nhận phần vốn góp từ công ty thông qua:
Đối với công ty tư nhân
Được ghi chép tại sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp[24];
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Được ghi nhận bằng sổ đăng ký thành viên dưới dạng bản giấy, tập hợp dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin sở hữu phần vốn góp của các thành viên công ty[25];
Công ty TNHH MTV
Ghi nhận trong vốn điều lệ;[26]
Đối với công ty cổ phần:
Cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó[27];
Đối với công ty hợp danh: Giấy chứng nhân phần vốn góp[28].
Thứ bảy, Trường hợp cấm góp vốn vào công ty
Doanh nghiệp tư nhân
Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.[29]
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 TV trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn MTV
Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.[30]
[1] Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020
[2] Khoản 2, Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020
[3] Khoản 2, Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020
[4] Khoản 1, Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020
[5] Khoản 1, Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020
[6] Khoản 1, Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020
[7] Khoản 3, Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020
[8] Khoản 1, Điêu 46 Luật Doanh nghiệp 2020
[9] Khoản 1, Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020
[10] Điểm a, Khoản 1, Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020
[11] Khoản 1, Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020
[12] Khoản 1, Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020
[13] Khoản 1, Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020
[14] Khoản 2, Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020
[15] Khoản 1, Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020
[16] Khoản 3, Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020
[17] Điểm d, Khoản 1, Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020
[18] Khoản 2, Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020
[19] Điểm a, Khoản 1, Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020
[20] Khoản 1, Điều 186 Luật Doanh nghiệp 2020
[21] Điểm d, Khoản 1, Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020
[22] Khoản 1, Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020
[23] Khoản 2, Điều 186 Luật Doanh nghiệp 2020
[24] Khoản 3, Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020
[25] Khoản 1, Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2020
[26] Khoản 1, Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020
[27] Khoản 1, Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020
[28] Khoản 4, Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020
[29] Khoản 4, Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020
[30] Khoản 3, Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020