Điều kiện để được kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam
Ngoài các yếu tố khí hậu, phân bón, điều kiện chăm sóc thì giống cây trồng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng nông sản, giá trị lâm nghiệp. Do đó, cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nhu cầu xuất khẩu ngày càng cao thì yếu tố giống cây trồng ngày càng được quan tâm.
Vậy, khi tiến hành kinh doanh giống cây trồng thì cần phải chú ý đến những điều kiện gì? Sau đây, luật Hồng Phúc xin gửi đến quý bạn đọc nội dung tư vấn về điều kiện để được kinh donah giống cây trồng tại Việt Nam như sau:
- Kinh doanh giống cây trồng là gì?
Kinh doanh giống cây trồng là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thục các giống cây trồng nhằm mục đích lợp nhuận.
Giống cây trồng bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và nấm ăn.
- Hành vi bị cấm trong hoạt động giống cây trồng
Nhằm đảm bảo thị trường giống cây trồng ổn định, bảo vệ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động nông nghiệp thì ngoài các hành vi bị cấm đối với hoạt động kinh doanh thông thường thì trong hoạt động kinh doanh còn có một số hành vi đặc thù bị cấm như sau:
Thứ nhất, sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng chưa được quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
Thứ hai, sản xuất, buôn bán giống cây trồng không đáp ứng điều kiện sản xuất, buôn bán;
Thứ ba, sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng và các sản phẩm cây trổng giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc;
Thứ tư, cung cấp thông tin về giống cây trồng sai lệch với thông tin đã được cấp có thẩm quền phê duyệt hoặc thông tin tự công bố;
Thứ năm, xuất khẩu trái phép giống cây trồng thuộc danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu.
- Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng
Để kinh doanh giống cây trồng, cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, có giống cây trồng hoặc được ủy quyền từ cá nhân, tổ chức có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bồ lưu hành giống cây trồng;
Thứ hai, địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng hoặc tiêu chuẩn cơ sở (chưa có tiêu chuẩn quốc gia);
Thứ ba, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng: địa điểm giao dịch hợp pháp; thông báo đến Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn về: địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, số điện thoại. Bên cạnh đó, phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc giống cây trồng: hợp đồng, hóa đơn mua bán, hồ sơ chất lượng, nhãn cây trồng…
Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện để được kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành của luật Hồng Phúc. Luật Hồng Phúc rất lấy làm vinh hạnh nếu được hỗ trợ thêm nếu Quý khách hàng qua:
Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410 hoặc
Emai: info@luathongphuc.vn/anhpham@luathongphuc.vn
Căn cứ pháp lý:
- Luật Trồng trọt 2018
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác