• Luật Hồng Phúc

Doanh nghiệp xuất khẩu rau củ quả cần giấy phép gì ?

  1. 14/02/2022
  2. 2,012

DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU RAU, CỦ, QUẢ CẦN GIẤY PHÉP GÌ

Doanh nghiệp xuất khẩu rau, củ, quả cần giấy phép gì?

Theo kết quả báo cáo của Bộ công thương thì chỉ chỉ trong ba tháng đầu năm 2021, ngành xuất khẩu rau, củ, quả ước tính đạt 944 triệu USD, tăng 61,1% so với cùng kỳ năm ngoái, bên cạnh đó, Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 – 2030 với mục tiêu đến năm 2030 đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8 – 10 tỷ USD của Chính phủ đã thúc đẩy động lực phát triển hoạt động xuất khẩu rau, củ, quả tại các thị trường truyền thống cũng như thị trường mới.

Vậy, trước các cơ hội phát triển hoạt động xuất khẩu rau, củ, quả thì các doanh nghiệp xuất khẩu rau, củ, quả cần giấy phép gì? Sau đây, luật Hồng Phúc xin giải đáp câu hỏi này như sau:

  1. Hoạt động xuất khẩu rau, củ, quả là gì?

Hoạt động xuất khẩu rau, củ, quả là hoạt động bán rau, củ, quả ra nước ngoài một cách có tổ chức góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, tiêu thụ rau, củ, quả trong nước nhằm gia tăng lợi nhuận, nâng cao đời sống.

Các loại rau, củ, quả có thể được tiến hành xuất khẩu dưới dạng: tươi, sơ chế hoặc chế biến.

 

  1. Cơ quan quản lý hoạt động xuất khẩu rau, củ, quả

Hiện nay, Bộ Nôn nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền quản lý đối với rau, củ, quả tươi, sơ chế (cắt mảnh, tách vỏ, tách hạt…. trừ các loại rau, củ, quả, hạt được sử dụng để làm giống) và chế biến (lên men, làm khô, tẩm bột… trừ các dạng bánh, kẹo, mứt, ô mai và nước giải khát). Tuy hoạt động  xuất khẩu rau, củ, quả là một trong những hoạt động mà doanh nghiệp có mã ngành liên quan đến sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả có quyền tiến hành mà không cần xin phép nhưng nhằm đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công thương tiến hành quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đối với rau, củ, quả.

  1. Các loại giấy phép để doanh nghiệp xuất khẩu rau, củ, quả là gì?

Để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định, cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh cần có các loại giấy phép sau:

  • giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ngành nghề kinh doanh rau, củ, quả): là cơ sở xác lập tư cách pháp nhân của doanh nghiệp; thuộc thẩm quyền quản lý của Sở kế hoạch và Đầu tư. Kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: là loại giấy đầu tiên doanh nghiệp cần có để đáp ứng điều kiện kinh doanh ngành nghề sản xuất rau, củ, quả trong nước; thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ đó, thực hiện các hoạt động xuất khẩu nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, tùy theo quốc gia mà doanh nghiệp xuất khẩu sang, doanh nghiệp cần đáp ứng thêm một, hoặc một số loại giấy phép sau nhằm đáp ứng yêu cầu củ nước nhập khẩu, điều ước quốc tế, thỏa ước quốc tế:

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu: là loại giấy xác nhận hàng hóa được phép sản xuất và tự do lưu hành tại Việt Nam; thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. CFS được cấp khi có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu, cho hàng hóa hoặc hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật liện hành.
  • Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation –  CE): là giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm khi có yêu cầu của nước nhập khẩu; thẩm quyền cấp của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
  • Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation – CE): là loại giấy xác nhận sản phẩm, hàng hóa đã được đánh giá, kiểm định về độ an toàn sức khỏe và mô trước trước khi được cung ứng trên thị trườn theo yêu cầu của EU; thẩm quyền cấp của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. CE được cấp đối với các sản phẩm thực phẩm có Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.
  • Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC): là loại giấy xác nhận, chứng nhận đối với sản phẩm, thực phẩm xuất khẩu đáp yêu cầu của nước nhập khẩu theo quy định của hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; thẩm quyền cấp của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. HC được cấp khi có yêu cầu của ổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh.

Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng về một số loại giấy phép mà doanh nghiệp cần để tiến hành hoạt động xuất khẩu rau, củ, quảt. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

  • Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410
  • Emai: info@luathongphuc.vn/anhpham@luathongphuc.vn

Tài liệu tham khảo:

  1. Luật An toàn thực phẩm 2010
  2. Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
  3. Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
  4. Thông tư 52/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
  5. Quyết định 10/2010/QĐ-TTg quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  6. Thanh Trà (02/04/2021), Những tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu rau quả, báo nhân dân (https://nhandan.vn/nhan-dinh/nhung-tin-hieu-tich-cuc-tu-thi-truong-xuat-khau-rau-qua-640645/)

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan