Xã hội loài người ngày càng phát triển, nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển. Hiện nay Việt Nam ta có rất nhiều ngành nghề kinh tế, đa số chúng ta chỉ biết đến một số ngành nghề kinh tế phổ biến. Nhằm cập nhật cho các bạn đọc những ngành nghề kinh tế mới nhất hiện nay, bài viết sau Luật Hồng Phúc (https://luathongphuc.info/ ) xin cung cấp cho bạn đọc và quý khách hàng những thông tin mới nhất về hệ thống ngành nghề kinh tế việt nam mới nhất.
Căn cứ pháp lý
– Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ
- Ngành kinh tế là gì?
Ngành kinh tế trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam là tập hợp các hoạt động kinh tế giống nhau dựa trên 3 tiêu chí xếp theo thứ tự ưu tiên dưới đây:
+ Quy trình và công nghệ sản xuất của hoạt động kinh tế;
+ Nguyên liệu đầu vào mà hoạt động kinh tế sử dụng để tạo ra sản phẩm;
+ Đặc điểm của sản phẩm sản xuất ra của hoạt động kinh tế.
Việc phân loại ngành nghề kinh doanh sẽ giúp nhà nước dễ dàng trong việc quản lý kinh tế và xã hội. Đồng thời, tạo thành chuẩn mực cho mỗi loại hình doanh nghiệp kinh doanh đặc thù của mỗi công ty.
- Cơ sở phân loại các hoạt động kinh tế là gì?
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam phân loại các hoạt động kinh tế dựa trên tính chất của hoạt động kinh tế, do đó cần lưu ý một số nội dung sau:
- Không căn cứ vào loại hình sở hữu, loại hình tổ chức, phương thức hay quy mô của hoạt động sản xuất. Chẳng hạn đối với hoạt động sản xuất đồ gia dụng thì bất kể hoạt động này thuộc sở hữu tư nhân hay nhà nước, loại hình tổ chức là doanh nghiệp độc lập hay phụ thuộc hay cơ sở kinh doanh cá thể, được thực hiện theo phương thức thủ công hay máy móc, với quy mô sản xuất lớn hay nhỏ đều được xếp vào ngành: “Sản xuất đồ gia dụng”;
- Khái niệm “ngành kinh tế” khác với khái niệm “ngành quản lý”: Ngành kinh tế trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được hình thành từ các hoạt động kinh tế diễn ra trong lãnh thổ kinh tế của Việt Nam, bất kể các hoạt động kinh tế này do ai quản lý; ngược lại ngành quản lý bao gồm những hoạt động kinh tế thuộc quyền quản lý của một đơn vị nhất định (Bộ, ngành quản lý nhà nước …), bất kể hoạt động đó thuộc ngành kinh tế nào. Như vậy ngành quản lý có thể bao gồm một hay nhiều ngành kinh tế;
- Khái niệm ngành kinh tế cũng cần phân biệt với khái niệm nghề nghiệp. Ngành kinh tế gắn với đơn vị kinh tế, tại đó người lao động làm việc với các nghề nghiệp khác nhau. Lao động theo ngành kinh tế phản ánh hoạt động kinh tế của mỗi cá nhân trong tổng thể các hoạt động của đơn vị; nghề nghiệp của người lao động phản ánh kỹ năng và việc làm cụ thể của họ tại đơn vị. Ví dụ, một người lao động làm kế toán trong đơn vị có hoạt động chính “Sản xuất bánh kẹo”, khi đó lao động được xếp vào ngành sản xuất bánh kẹo nhưng nghề của lao động này là kế toán.
- Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Căn cứ quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ thì danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:
– Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
– Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
– Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
– Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
– Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó:
– Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế;
– Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.
- Một số ngành nghề đặc thù trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Thứ nhất, ngành xuất nhập khẩu trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam không có mã ngành xuất nhập khẩu vì:
Doanh nghiệp Việt Nam được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Tuy không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh nhưng khi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thứ hai, ngành liên quan đến hoạt động dịch vụ tài chính:
Hoạt động ngân hàng và hoạt động dịch vụ tài chính khác, doanh nghiệp phải liên hệ Ngân hàng nhà nước để được cấp giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh trước khi đăng ký ngành nghề kinh doanh theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.
Thứ 3, ngành độc quyền nhà nước: Đối với các ngành nghề thuộc hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam không thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh nhưng thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại (20 ngành nghề) thì doanh nghiệp không được đăng ký các ngành nghề thuộc danh mục.
Trên đây là những thông tin về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam mới nhất mà Luật Hồng phúc cung cấp đến các bạn đọc. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc (https://luathongphuc.info/) để được giải đáp nhé./