• Luật Hồng Phúc

Khi nào cần thành lập công ty? Khi nào cần thành lập hộ kinh doanh?

  1. 14/02/2022
  2. 1,790

Khi nào cần thành lập công ty? Khi nào cần thành lập hộ kinh doanh? Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập khi muốn thực hiện hoạt động kinh doanh cũng là một điều khiến nhiều người thắc mắc. Thông thường mô hình hoạt động của hộ kinh doanh rất đơn giản trong khi của công ty lại phức tạp hơn. Để giải đáp thắc mắc nên chọn loại hình doanh nghiệp nào. Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng thông tin khi nào cần mở công tykhi nào cần thành lập hộ kinh doanh.

  1. Khái niệm về công ty và hộ kinh doanh?

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.

Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh

Như vậy, dù là hộ kinh doanh hay công ty thì đều là các loại hình doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận nên trước khi thành lập doanh nghiệp, các chủ thể thành lập cần lựa chọn kỹ việc nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty.

  1. Khi nào cần thành lập công ty?

Hộ kinh doanh và công ty đều là doanh nghiệp, hoạt động vì mực đích sinh lời. Các chủ thể thành lập doanh nghiệp nên lựa chọn thành lập các loại hình công ty khi có các điều kiện sau:

Thứ nhất, quy mô hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp rộng, lớn. Trong trường hợp ngành nghề mà Quý khách hàng muốn đăng ký có khả năng phát triển và cần mở rộng thị trường thì Quý Khách hàng nên lựa chọn các loại hình công ty để thành lập. Các công ty đều có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại khu vực khác nơi đăng ký trụ sở để mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh.

Thứ hai, khi các chủ thể tham gia thành lập doanh nghiệp có nhiều hơn 1 người và tất cả các thành viên thành lập công ty đều muốn là chủ sở hữu doanh nghiệp thì nên thành nên thành lập công ty vì khi thành lập công ty thì danh sách thành viên công ty dều được ghi nhận trên trang Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Thứ ba là khi doanh nghiệp muốn có nhiều người cùng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì bắt buộc phải thành lập công ty vì hộ kinh doanh chỉ cho phép một người là chủ hộ kinh  doanh được đại diện pháp luật cho hộ kinh doanh đó.

Thứ tư là về số lượng lao động trong doanh nghiệp. Số lượng lao động trong công ty sẽ không giới hạn số người nhưng trong hộ kinh doanh sẽ bị giới hạn số lượng lao động bao gồm cả chủ  hộ kinh doanh là không quá 10 người nên khi doanh nghiệp dự kiến tuyển dụng số lượng lao động lớn thì nên thành lập doanh nghiệp.

Thứ năm là công ty thì có tư cách pháp nhân còn hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Việc có tư cách pháp nhân sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nhiều các ưu đãi trong hoạt động kinh doanh hơn, giúp các đối tác tin tưởng hơn do tư cách pháp lý của công ty được pháp luật quy định chặt chẽ. Hơn nữa, công ty có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có các hoạt động kế toán, kiểm toán, minh bạch rõ ràng về tài chính nên thu hút rất nhiều nhà đầu tư.

Thứ sáu là các thành viên tham gia thành lập công ty đều chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phần vốn góp của mình vào công ty trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Trong khi đó chủ hộ kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ về tài sản của hộ kinh doanh.

Thứ bảy, các loại hình công ty đều có khả năng huy động vốn cao do hình thức huy động vốn bao gồm tăng thành viên góp vốn, vay vốn tại ngân hàng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu nên doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm khi hoạt động kinh doanh dưới dang các loại hình công ty.
Khi nào cần thành lập công ty? Khi nào cần thành lập hộ kinh doanh?

  1. Khi nào cần thành lập hộ kinh doanh?

Thành lập hộ kinh doanh phù hợp với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún và chủ hộ kinh doanh không cần mở rộng thị trường bằng cách thành lập các địa điểm kinh doanh ở nơi khác.

Hộ kinh doanh không cần cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Đây là loại hình doanh nghiệp mang tính đối nhân là chủ yếu do các thành viên thành lập hộ kinh doanh đều là thành viên trong hộ gia đình hoặc những người thân quen. Khả năng  huy động vốn của hộ kinh doanh không cao do hộ kinh doanh không được phát hành trái phiếu, cổ phiếu cũng không có thành viên góp vốn mà chỉ có thể tự tăng vốn hoặc vay vốn từ người thân, gia đình.

Do hoạt động đơn giản nên việc khai báo thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính của hộ kinh doanh cũng rất đơn giản. chủ hộ kinh doanh không cần phải ký hợp đồng lao động, không phải kê khai bảo hiển đối với người lao động trong hộ kinh doanh của mình. Việc nộp thuế của hộ kinh doanh dựa trên doanh thu nên có thể nộp theo hình thức khoán, mỗi năm một lần nên rất tiện lợi.

Công ty và hộ kinh doanh điều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, tùy vào nhu cầu của mỗi người mà có thể lựa chọn loại hình cho phù hợp. Công ty Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng những ưu, nhược điểm khi thành lập hộ kinh doanh và công ty. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được tư vấn cụ thể hơn thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn/anhpham@luathongphuc.vn

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan