Kiểm toán là gì? Điều kiện để được hành nghề kiểm toán?
Khi một báo cáo tài chính hoặc bảng quyết toán… và một bảng báo cáo tài chính hoặc bảng quyết toán… đã được kiểm toán của cùng một doanh nghiệp cung cấp thì bảng bảng báo cáo tài chính hoặc bảng quyết toán… có giá trị tinh tưởng luôn luôn cao hơn.
Vậy, kiểm toán là gì? Điều kiện để được hành nghề kiểm toán sẽ được luật Hồng Phúc giải thích cụ thể như sau:
Đầu tiên, kiểm toán là gì?
Kiểm toán được hiểu là việc người hành nghề kiểm toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu các dữ liệu thông tin về các khoản thu, khoản chi, hóa đơn, chứng từ… nhằm kiểm tra tính hợp lý, minh bạch thông tin trong các báo cáo tài chính, bảng quyết toán, các thông tin tài chính khác nhằm đảo bảo sự chính xác, minh bạch trong thông tin kinh tế, tài chính của tổ chức, đơn vị được kiểm toán; làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chóng tham nhũng…
- Kiểm toán gồm có các loại sau
- Kiểm toán nhà nước là việc các kiểm toán viên nhà nước đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo quy định của pháp luật đối với thông tin tài chính công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Trong đó, hoạt động kiểm toán nhà nước được phân chia thành hai dạng độc lập với nhau: kiểm toán chuyên ngành (đối với các đơn vị ở trung ương và theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước) và kiểm toán nhà nước khu vực (đơn vị ở địa phương và theo sự phân công của Tổng kiểm toán nhà nước).
- Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
- Kiểm toán nội bộ là việc các kiểm toán viên thuộc đơn vị kiểm toán nội bộ của công ty nhà nước, công ty cổ phần tổ chức kiểm toán trong nội bộ công ty.
- Các trường hợp bắt buộc phải kiểm toán
Báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các thông tin tài chính khác đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tổ chức tín dụng được thành lập hợp pháp; công ty đại chúng;…
- Các trường hợp khuyến khích kiểm toán
Ngoài các trường hợp bắt buộc phải kiểm toán thì các doanh nghiệp, tổ chức khác được nhà nước khuyến khích tiến hành kiểm toán.
Tiếp đó là, điều kiện để được hành nghề kiểm toán
Là ngành nghể hoạt động có điều kiện, vì vậy, để được hành nghề kiểm toán thì kiểm toán viên phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.. Mặt khác, tùy thuộc vào đối tượng được kiểm toán mà pháp luật quy định điều kiện của kiểm toán viên khác nhau:
- Đối với kiểm toán viên độc lập
- Điều kiện về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ: không thuộc cán bộ, công chức, viên chức; có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lệ; người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;…
- Phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
- Điều kiện về học vấn: tối thiểu là cử nhân chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật; có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam (hay còn gọi là kiểm toán viên);
- Điều kiện về kinh nghiệm: thời gian thực tế làm kiểm toán từ ba mươi sáu tháng trở lên; đủ giờ cập nhật kiến thức theo quy định của pháp luật: có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp;
- Đối với kiểm toán viên nhà nước
Tương ứng với các ngạch khác nhau (kiểm toán viên, kiểm toán viên chính, kiểm toán viên cao cấp) phải đáp ứng các các tiêu chuẩn khác nhau nhưng đều có những tiêu chuẩn chung như sau:
- Đáp ứng tiêu chuẩn công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
- Điều kiện về học vấn: tối thiểu là cử nhân chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán; có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước;
- Điều kiện về kinh nghiệm: thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên theo chuyên ngành nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước, không kể thời gian tập sự.
Tuy nhiên, để được bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán viên thì ngoài các điều kiện chung trên thì cần phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội.
- Nắm được quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực kiểm toán nhà nước.
- Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên.
Căn cứ pháp lý
- Luật Kiểm toán độc lập năm 2011
- Luật Kiểm toán nhà nước 2015
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Thông tư 202/2012/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký, quản lý và công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng về kiểm toán và điều kiện hành nghề kiểm toán theo quy định pháp luật hiện hành. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:
Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410
Emai: info@luathongphuc.vn/anhpham@luathongphuc.vn