Nội dung chính
Thuật ngữ “mô hình holding company” hiện nay không còn xa lạ gì đối với doanh nghiệp VN. Nhưng trong Luật doanh nghiệp 2020 hay Luật doanh nghiệp trước đó không đề cập gì đến loại hình doanh nghiệp hay công ty nào là công ty holding, vì bản chất holding không phải là một loại hình doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp 2020 có 5 loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Thế nhưng mô hình này lại khá phổ biến và đạt được thành công không nhỏ cho nền doanh nghiệp nước nhà. Vậy mô hình holding là gì? Nó có nhược điểm gì? Cùng Luật Hồng Phúc tìm hiểu nhé:
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2020
Khái niệm mô hình holding company
Về bản chất thì mô hình holding không phải là một loại hình doanh nghiệp, mà chính xác nó là một cách thức quản lý vốn của các nhà đầu tư trong công ty.
Holdings là một dạng công ty hoạt động đa ngành được thành lập với mục đích nắm giữ quyền kiểm soát tại các công ty khác. Mỗi công ty thường mang tính bổ trợ nhau và sẽ phụ trách một hoạt động riêng lẻ, trong đó, công ty mẹ (holding) đóng vai trò là cổ đông lớn tại các công ty con nhưng holding sẽ không trực tiếp điều phối kinh doanh.
Thông thường, một công ty mẹ không sản xuất hay bán bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào hoặc tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác. Thay vào đó, các công ty mẹ nắm giữ cổ phần kiểm soát trong các công ty khác. Mặc dù một công ty mẹ sở hữu tài sản của các công ty khác, nhưng nó thường chỉ duy trì năng lực giám sát. Vì vậy, mặc dù nó có thể giám sát các quyết định quản lý của công ty, nó thực tế lại không tham gia sâu vào việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của các công ty con này.
Cách hình thành mô hình holding company
Thông thường có hai cách chính như sau:
Cách 1: Có thể tạo lập một công ty mới từ đầu và sau đó giữ lại tất cả hoặc một phần cổ phần của công ty mới.
Cách 2: Có thể bằng cách mua đủ số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết trong một công ty khác để nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động của nó.
Mặc dù sở hữu hơn 50% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty khác đảm bảo quyền kiểm soát tốt hơn, nhưng công ty mẹ có thể kiểm soát quá trình ra quyết định ngay cả khi chỉ sở hữu 10% cổ phần của mình.
Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty mà họ kiểm soát được gọi là mối quan hệ mẹ – con. Trong trường hợp này, công ty mua được gọi là công ty mẹ trong khi tổ chức được mua lại được gọi là công ty con. Nếu công ty mẹ kiểm soát tất cả cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty khác, tổ chức đó được gọi là công ty con do công ty mẹ sở hữu hoàn toàn.
Một số loại hình holding
Dựa theo đối tượng mà công ty holding quản lý có thể phân loại một số Công ty holding như sau:
Công ty holding về kinh doanh
Với loại này thì công ty holding là công ty mẹ, bên cạnh việc đầu tư vốn vào các công ty con, công ty mẹ còn tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty holding về đầu tư
Với loại này thì công ty holding là công ty mẹ, thuần túy nắm vốn và tìm kiếm lợi nhuận bằng việc đầu tư vốn vào các công ty con.
Công ty holding về quản lý điều hành
Với loại này thì công ty holding tìm kiếm thêm lợi nhuận từ lợi nhuận của các công ty con, can thiệp trực tiếp vào các giao dịch của các công ty con.
Bên cạnh đó còn có cách phân loại dựa vào tính chất
Có thể phân loại một số holding như sau:
– Loại hình thuần khiết:
Với loại này thì một công ty mẹ được mô tả là thuần túy nếu nó được thành lập với mục đích duy nhất là sở hữu cổ phần của các công ty khác. Về cơ bản, công ty không tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác ngoài việc kiểm soát một hoặc nhiều công ty.
– Loại hình hỗn hợp:
Với loại này thì một công ty mẹ hỗn hợp không chỉ kiểm soát một công ty khác mà còn tham gia vào các hoạt động của chính công ty đó. Nó còn được gọi là một công ty điều hành.
– Loại hình trung gian:
Với loại này thì công ty nắm giữ trực tiếp là công ty nắm cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc quyền kiểm soát của một công ty khác, mặc dù bản thân công ty đó đã được kiểm soát bởi một tổ chức khác. Hay cụ thể hơn là một loại mà trong đó hình công ty mẹ đã là công ty con của một công ty khác.
Nhược điểm của mô hình holding
Bên cạnh những ưu điểm của mô hình holding company như mang lại cho chủ sở hữu công ty mẹ quyền kiểm soát trong một công ty khác mà không cần phải đầu tư nhiều; dễ dàng huy động vốn; dịch chuyển đầu tư; tối ưu hóa chi phí; tránh rủi ro đổ vỡ dây chuyền;..và những ưu điểm khác như cho phép các chủ nhân có thể chuyển nhượng tài sản của mình cho bạn bè cũng như cho các thành viên kế thừa trong gia đình; giảm khoản thuế phải nộp… thì “mô hình holding” này cũng tồn tại một vài nhược điểm như sau:
Doanh nghiệp phải đối mặt với những xung đột lợi ích giữa công ty mẹ và các công ty thành viên. Do các công ty con không thuộc sở hữu hoàn toàn của holding mà còn có các cổ đông khác nên điều tất nhiên phải xảy ra là xung đột lợi ích giữa các cổ đông.
Thông thường, trong mô hình holding thì công ty holding sở hữu trên 50 % cổ phần trong công ty con và công ty holding sẽ nắm giữ quyền kiểm soát tại doanh nghiệp. Vì vậy các quyết định đưa ra sẽ theo hướng có lợi cho công ty holding hoặc các công ty thành viên của họ. Điều này có thể làm giảm lợi ích của các cổ đông còn lại.
Trên đây là một số nội dung liên quan đến nhược điểm của mô hình holding company mà Luật Hồng Phúc cung cấp đến các bạn đọc và các doanh nghiệp. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc để được giải đáp nhé.