PHÂN BIỆT GIỮA LOGISTICS VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
Thuật ngữ logistics và xuất nhập khẩu hiện nay không còn quá xa lạ, tuy nhiên có thể có một số người có thể nhầm tưởng hai nghĩa của hai thuật ngữ này là giống nhau, vậy logistics và xuất nhập khẩu giống và khác nhau như thế nào? Sau đây công ty Luật Hồng Phúc sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về hai phạm trù này như sau:
- Xuất nhập khẩu là gì?
- Xuất nhập khẩu là viết tắt của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Theo đó hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh hàng hóa giữa các quốc gia, giữa các vùng lãnh thổ với nhau. Theo đó một quốc gia sẽ đặt mua các hàng hóa dịch vụ mà mình không sản xuất được từ một quốc gia khác. Hoạt động mua hàng hóa từ quốc gia khác gọi là nhập khẩu, hoạt động bán hàng hóa từ quốc gia mình sang quốc gia khác gọi là xuất khẩu.
- Logistics là gì?
Theo quy định tại Luật Thương mại 2005 thì:
- Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
- Công việc của thể của Xuất nhập khẩu và logistics là gì?
Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu
Tùy vào lĩnh vực hoạt động mà công việc cụ thể của nhân viên xuất nhập khẩu có thể khác nhau, tuy nhiên một số công việc cơ bản của một nhân viên xuất nhập khẩu thường phải làm là:
- Lên kế hoạch tìm kiếm và đề xuất với ban lãnh đạo thông tin hàng hóa, nhập hàng, tìm kiếm các nhà cung ứng.
- Soạn thảo, ký kết hợp đồng giao dịch.
- Đàm phán với đối tác, các nhà cung cấp hoặc khách hàng.
- Theo dõi, quản lý hành trình, tiến độ của hàng hóa. Kiểm soát chất lượng và số lượng của hàng hóa.
- Giải quyết những mâu thuẩn, vấn đề phát sinh có liên quan đến hàng hóa, sản phẩm trong quá trình vận chuyển.
- Thực hiện tiếp nhận, đối chiếu các hồ sơ liên quan đến hàng hóa. Thực hiện nhận, kiểm tra các chứng từ từ nhà cung cấp.
- Xác định hồ sơ mã code của các mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Thực hiện các thủ tục liên quan đến hải quan như: Khai báo, giấy xuất hàng hoặc các giấy tờ thủ tục có liên quan khác.
- Quản lý, lưu trữ các chứng từ có liên quan, các chi phí trong quá trình xuất nhập khẩu.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu.
Công việc của nhân viên logistics
Công việc cụ thể của nhân viên logistics được phân chia cụ thể như sau:
Đối với nhân viên vận hành kho
- Nhận đơn của khách hàng và sắp xếp lịch vận chuyển
- Xếp lịch các tuyến giao hàng hợp lý, khoa học, đúng thời gian và tiết kiệm chi phí nhất có thể.
- Quản lý hoạt động điều vận, bốc xếp và giao nhận hàng hóa.
- Hướng dẫn, giám sát công tác kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa từ khi xuất kho cho đến khi giao cho khách hàng.
- Quản lý lưu chuyển hóa đơn chứng từ.
- Phối hợp với người chuyên chở, nhân viên vận tải và khách hàng và các đối tác khác để giải quyết sự có phát sinh có ảnh hưởng đến hoạt động giao hàng.
Đối với nhân viên kinh doanh
- Cung cấp các thông tin cần thiết và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ bên công ty.
- Duy trì số lượng khách hàng vốn có bằng cách giữ thường xuyên giữ liên lạc, cập nhật chính sách ưu đãi giành cho khách hàng.
- Mở rộng số lượng khách hàng bằng cách quảng bá dịch vụ, chăm sóc, tìm kiếm khách hàng mới.
- Phụ trách hỗ trợ, giám sát khi có vấn đề phát sinh để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất đến tay khách hàng.
Nhân viên chứng từ
- Soạn thảo, xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu như: Hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, lệnh giao hàng, giấy báo hàng đến…
- Chuẩn bị bộ chứng từ khai hải quan, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, các công văn, tờ trình cho các bên có liên quan.
- Liên hệ với khách hàng, phối hợp với bộ phận hiện trường làm thủ tục thông quan hàng hóa.
- Lưu trữ hồ sơ, chứng từ.
Nhân viên cảng
- Kiểm tra an toàn lao động, công cụ xếp dỡ trước khi làm hàng, kiểm soát các thiết bị, băng tải trong quá trình vận hành.
- Bố trí tàu ra vào hợp lý.
- Điều động phương tiện, công nhân bốc xếp.
- Lập biên bản khi có sự cố xảy ra.
Chuyên viên thu mua
- Lập kế hoạch, lên danh sách ưu tiên cho các hoạt động thu mua, làm việc trực tiếp với phòng kế hoạch và sản xuất.
- Đánh giá kế hoạch đặt hàng, đưa ra yêu cầu và quản lý quá trình mua hàng.
- Cung cấp thông tin, văn bản cần thiết cho nhà cung cấp.
- Theo giõi tình trạng đơn hàng, ứng phó kịp thời với các sự cố.
- Theo dõi đơn đặt hàng, xác nhận thời gian sản xuất, thời điểm giao hàng, chi phí.
- Đánh giá, cập nhật, duy trì các đơn đặt hàng cho đến khi kết thúc.
- Đảm bảo đơn đặt hàng tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng.
Nhân viên giao nhận
- Tiếp nhận và xử lý thông tin của các lô hàng.
- Lấy D/O, giấy ủy quyền tại hãng tàu, đại lý.
- Hỗ trợ, tư vẫn khách hàng để đưa ra giải phép tối ưu nhất.
- Thu xếp, điều động phương tiện hỗ trợ việc vận chuyển.
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
- Theo dõi tiến độ giao hàng.
Nhân viên hiện trường
- Khai báo cho hải quan tại cảng.
- Theo dõi quá trình đóng, xếp hàng trực tiếp tại kho.
- Phối hợp với các bộ phận khác để tiếp nhận chứng từ và giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn thỏa thuận.
- Báo cáo chi tiết công việc cho phụ trách bộ phận và ban giám đốc.
Nhân viên hải quan
- Kiểm tra giấy tờ xuất nhập khẩu, đảm bảo hợp lệ, đúng pháp luật.
- Kiểm tra, phân luồng hàng hóa, đảm bảo hàng hóa là hợp pháp.
- Thực hiện các hoạt động khai báo với hản quan thông qua phần mềm.
- Hướng dẫn nhân viên hiện trường làm các thủ tục cần thiết để thông quan hàng hóa.
Chuyên viên thanh toán quốc tế
- Tiếp nhận chứng từ, cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, phát hành L/C…
- Kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ, hồ sơ của khách hàng, đảm bảo đúng mẫu, đúng quy định pháp luật.
- Tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong phạm vi giao dịch.
- Hướng dẫn khách hàng thiện hồ sơ cần thiết để thanh toán.
- Lưu giữ sổ sách, tài liệu, hồ sơ, về công tác kế toán theo quy định ngân hàng.
Nhân viên chăm sóc khách hàng
- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho khách hàng.
- Xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, hiệu quả.
- Thông báo về tình trạng hàng hóa trên đường vận chuyển cho khách hàng.
- Theo dõi các đơn đặt hàng lớn, giải quyết yêu cầu khách hàng kịp thời.
- Lưu giữ thông tin, tăng cường mối quan hệ với khách hàng.