Nội dung chính
Trong các hình thức đầu tư thì đầu tư góp vốn là một trong những hình thức đầu tư được nhiều doanh nghiệp quan tâm và muốn thực hiện. Tuy nhiên để góp vốn đầu tư dự án thì doanh nghiệp cần quan tâm đến những quy định gì? Các bạn hãy cùng Luật Hồng Phúc đi tìm hiểu về những quy định góp vốn đầu tư dự án thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nguồn vốn thực hiện dự án
Để hiểu được về quy định góp vốn đầu tư dự án thì doanh nghiệp cũng cần biết đâu được gọi là nguồn vốn để thực hiện dự án và việc góp vốn đầu tư dự án là như thế nào:
Vốn để thực hiện dự án bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Vốn chủ sở hữu có thể đồng thời là vốn điều lệ trong trường hợp nhà đầu tư thành lập công ty để thực hiện dự án.
Việc góp vốn thực hiện dự án sẽ thực hiện theo đúng tiến độ được xác định tại dự án đầu tư đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quy định về góp vốn thực hiện dự án
Quy định về góp vốn thực hiện dự án gồm những yêu cầu sau:
Hình thức góp vốn đầu tư được pháp luật cho phép
Căn cứ theo Luật đầu tư 2020 thì hình thức đầu tư được phép thực hiện bao gồm:
- Thành lập công ty vốn nước ngoài (Điều 22)
- Góp vốn mua cổ phần vào doanh nghiệp đang hoạt động (Điều 24)
- Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC (Điều 28)
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
Thời hạn góp vốn đầu tư
Luật đầu tư 2020 không quy định thời hạn góp đủ vốn đầu tư. Căn cứ vào từng hình thức đầu tư mà thời hạn góp đủ vốn được quy định như sau:
- Đối với việc góp vốn thành lập công ty thì thời hạn góp đủ vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hoặc nhà đầu tư có thể đề nghị cơ quan quản lý đầu tư cho một thời hạn dài hơn nhưng phải phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đăng ký.
- Đối với đầu tư theo hợp đồng thì thời hạn góp vốn do các bên tự thỏa thuận.
- Đối với việc góp vốn, mua cổ phần thì thời điểm góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn đồng thời là thời điểm góp vốn. Doanh nghiệp có thể cho phép cổ đông, thành viên chậm góp vốn, hoán đổi nghĩa vụ góp vốn,… nhưng phải được thể hiện thông qua các văn bản ký kết để phục vụ cho việc hoàn thiện sổ sách kế toán doanh nghiệp.
Quy định về vốn chủ sở hữu khi thực hiện dự án
Theo Khoản 2 Điều 10 Nghị định 63/2018/NĐ-CP quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc sau:
– Đối với dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư;
– Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc: Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20%; đối với phần vốn từ trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10%.
Tổng vốn đầu tư bao gồm những gì
– Nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn tích lũy của xã hội, được sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội và nhằm duy trì và tạo các tiềm lực mới dựa vào các dự án, công trình đầu tư.
– Vốn đầu tư được hiểu là toàn bộ chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư, được hình thành từ hai nguồn chính là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
– Khi thực hiện một dự án nhất định thì cần có nguồn vốn để thực hiện dự án đó. Vốn đầu tư dự án chính là tổng nguồn vốn góp, bao gồm vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn vay, vốn huy động từ cá nhân, tổ chức khác trước khi thực hiện dự án.
– Một doanh nghiệp có thể thực hiện một hoặc nhiều dự án đầu tư khác nhau phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệp đó.
– Khái niệm vốn đầu tư chưa được nhiều người hiểu đúng ý nghĩa, đúng bản chất của nó mà nhiều người chỉ quan tâm đến vốn điều lệ của doanh nghiệp.
– Vốn đầu tư là cụm từ thường phổ biến đối với những doanh nghiệp FDI
– Vốn đầu tư thông thường sẽ gắn liền với các dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư kinh doanh.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề quy định góp vốn đầu tư dự án. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về đầu tư, pháp luật hãy liên hệ ngay với luật Hồng Phúc bạn nhé!