Nội dung chính
Một trong những vấn đề mà người muốn thành lập doanh nghiệp rất quan tâm đó là: Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào ? Vậy theo luật doanh nghiệp, có những loại hình doanh nghiệp nào? Cách phân biệt ra sao ? So sánh các loại hình doanh nghiệp ?
Các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp mới nhất năm 2020, hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) là doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu và chủ sở hữu được toàn quyền quyết định các vấn đề của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân, tuy nhiên chỉ được phát hành trái phiếu mà không được phát hành cổ phiếu.
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau được gọi là cổ phần.
- Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông.
- Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 cổ đông.
- Công ty có tư cách pháp nhân và được quyền phát hành cả trái phiếu lẫn cổ phiếu.
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp mà trong đó:
- Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một cái tên chung.
- Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty.
- Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thành viên góp vốn và các thành viên này chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân nhưng không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
- Bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật doanh nghiệp 2020.
- Chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân
Doanh nghiệp tư nhân
- Là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ sở hữu và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh và chủ hộ kinh doanh.
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
So sánh các loại hình doanh nghiệp
Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ tập trung so sánh 4 loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Đó là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty cổ phần.
Điểm giống và khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp
Điểm giống nhau giữa các loại hình doanh nghiệp
Những điểm giống nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH
- Về tư cách pháp nhân: Công ty TNHH và công ty cổ phần đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay theo luật doanh nghiệp mới nhất mã số nghiệp cũng chính là mã số thuế của doanh nghiệp.
- Về trách nhiệm của các thành viên góp vốn: Thành viên công ty TNHH, cổ đông công ty cổ phần phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty.
- Về người đại diện theo pháp luật: Công ty cổ phần và công ty TNHH có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
Những điểm giống nhau giữa công ty hợp danh và công ty cổ phần
- Công ty cổ phần và công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần và công ty hợp danh có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.
Điểm khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp
Tiêu chí | Công ty TNHH một thành viên | Công ty TNHH hai thành viên trở lên | Công ty hợp danh | Công ty cổ phần | Doanh nghiệp tư nhân |
Thành viên | – Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân |
| – Ít nhất 02 thành viên hợp danh (TVHD) là cá nhân, có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn (TVGV) |
| – Do một cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân |
Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản | Trong phạm vi vốn điều lệ | Trong phạm vi số vốn góp |
| Trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp | Chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình |
Tư cách pháp nhân | Có | Có | Có | Có | Không |
Quyền phát hành chứng khoán | Không được phát hành cổ phần | Không được phát hành cổ phần | Không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào | Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn | Không được phát hành cổ phần |
Chuyển nhượng vốn | Chuyển nhượng nội bộ hoặc bên ngoài nếu không có thành viên nào mua |
|
| – Cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân | |
Ban kiểm soát | Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm | Từ 11 thành viên trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát | Trường hợp công ty dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu nhỏ hơn 50% cổ phần công ty thì không phải lập Ban kiểm soát | ||
Cuộc họp hợp lệ | Họp hội đồng thành viên ít nhất 2/3 tổng số thành viên dự họp | Lần 1: khi số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ Lần 2: ít nhất 50% vốn điều lệ Lần 3: không phụ thuộc |
| ||
Thông qua nghị quyết họp | Quyết định quan trọng là ¾ số thành viên dự họp, quyết định khác là 1/2 | Quyết định quan trọng là 75% số vốn góp của thành viên dự họp, còn lại là 65% | Quyết định quan trọng phải được ¾ TVHD đồng ý, vấn đề khác là 1/2 | Quyết định quan trọng của ĐHĐCĐ cần ít nhất 65% phiếu biểu quyết, vấn đề khác là 51%. Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên tán thành. Nếu là 50/50 thì theo quyết định của Chủ tịch HĐQT |
Trên đây là sự so sánh các loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020 tại Việt Nam. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ tồn tại những ưu điểm cũng như nhược điểm riêng. Chỉ có loại hình doanh nghiệp phù hợp chứ không có cái tốt nhất!
Qua bài viết này, những chủ thể muốn thành lập doanh nghiệp, mở công ty sẽ có cái nhìn tổng quan về các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Từ đó đưa ra quyết định về loại hình công ty phù hợp với định hướng kinh doanh của bản thân.
- So sánh 4 loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020
- So sánh ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp
- Sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp
- So sánh các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam và Mỹ
- Khái niệm các loại hình doanh nghiệp
- Điểm giống và khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp
- So sánh các loại hình doanh nghiệp 2020