Nội dung chính
Thay đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những phương thức tổ chức loại doanh nghiệp. Vậy trình tự thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp gồm những bước nào? Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng nội dung về thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thay đổi loại hình doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay đang tồn tại 5 loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các đặc điểm khác nhau về số lượng thành viên sáng lập, số lượng thành viên tối thiểu, tối đa, chế độ chịu trách nhiệm,… Trong quá trình tổ chức hoạt động các doanh nghiệp, do có sự thay của một các yếu tố trên dẫn đến doanh nghiệp hiện tại không đáp ứng đủ điều kiện của loại hình doanh nghiệp đó mà bắt buộc phải chuyển sang loại hình doanh nghiệp khác để phù hợp hơn, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được ổn định.
Các loại hình doanh nghiệp có thể được thay đổi
Hầu hết các doanh nghiệp đều có thể chuyển đổi loại hình sang các hình thức của doanh nghiệp khác khi đáp ứng đủ các điều kiện của doanh nghiệp mới. Tuy nhiên hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 vẫn chưa cho phép công ty cổ phần và công ty TNHH chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân, do đó việc chuyển đổi này không thể thực hiện được.
Công ty muốn chuyển sang loại hình khác phải chứng minh đáp ứng đủ điều kiện của loại hình đó do pháp luật quy định.
Trình tự thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp tại HCM
- Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm các giấy tờ quy định tại các Điều 22, 23 và 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22, điểm c khoản 4 Điều 23 và điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
- Cam kết bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
- Thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
- Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tư nhân; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho vốn của doanh nghiệp tư nhân; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
- Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm c khoản 4 Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
- Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác và giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới trong trường hợp huy động vốn góp của thành viên mới;
- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
- Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật; Hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty;
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
- Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm c khoản 4 Điều 23 và điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
- Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc nghị quyết và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển đổi công ty;
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho cổ phần, phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
- Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên, cổ đông mới;
- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
- Doanh nghiệp có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện tương ứng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 01/2021/NĐ-CP.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật thì người ký hồ sơ là Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần của công ty sau chuyển đổi.
Nộp hồ sơ thay đổi loại hình doanh nghiệp qua mạng
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người đại diện theo pháp luật hiện hành của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền sẽ vào trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thực hiện việc điền các thông tin và đính kèm hồ sơ bao gồm các tài liệu nêu trên.
Trong 03 ngày kể từ ngày hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật được gửi đi, Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo chấp thuận hoặc sửa đổi bổ sung. Khi hồ sơ đã hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty. Người có thẩm quyền nộp hồ sơ hoặc được ủy quyền nộp hồ sơ có thể đến lấy trực tiếp kết quả tại Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh hoặc nhận qua đường bưu điện.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất.
- Dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020
- Thủ tục với cơ quan thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp