Thời gian thực hành cấp chứng chỉ hành nghề dược?
Bên cạnh việc có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (văn bằng chuyên môn) được, để được cấp chứng chỉ hành nghề dược thì cá nhân còn phải đáp ứng điều kiện về thời gian thực hành theo quy định pháp luật? Sau đây Luật Hồng Phúc sẽ giới thiệu đến quý khách hàng thời gian thực hành cấp chứng chỉ hành nghề dược.
- Chứng chỉ hành nghề dược là gì?
Chứng chỉ hành nghề dược là một văn bằng được cấp cho những người đã qua đào tạo tại các cơ sở đào tạo quốc gia về dược, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật. Việc tốt nghiệp các cơ sở đào tạo về dược chỉ thể hiện trình độ, chuyên môn của một dược sĩ nhưng để kinh doanh dược thì dược sĩ phải được cấp chứng chỉ hành nghề dược.
Chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn 5 năm. Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp và hàng năm phải tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật thông tin mới trong lĩnh vực hành nghề. Nếu vi phạm một trong những quy định đó có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc không được cấp lại và sẽ không được tiếp tục hành nghề.
- Thời gian thực hành cấp chứng chỉ hành nghề dược?
Đối với mỗi vị trí công việc thì thời gian thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề dược sẽ khác nhau. Khoản 2 Điều 13 Luật Dược 2016 quy định về thời gian thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề dược như sau:
Người đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề dược phải có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:
– Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật Dược 2016 thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;
– Đối với những người có giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền thì:
+ Người có giấy chứng nhận được quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 2 Thông tư 47/2018/TT-BYT đã được Sở Y tế cấp giấy phép hành nghề dược thì không phải thực hành khi đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược;
+ Người có giấy chứng nhận là lương y thì phải có thời gian thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc cổ truyền là 01 năm; Thời gian thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn, bán lẻ dược liệu là 06 tháng; Thời gian thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược hoặc phụ trách về bảo đảm chất lượng của hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất dược liệu là 01 năm.
- Hồ sơ và trình tự thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược
*) Để được cấp chứng chỉ hành nghề dược, cá nhân phải nộp 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau đây:
– Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP;
– Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn. Đối với các văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải kèm theo bản sao có chứng thực giấy công nhận tương đương của cơ quan có thẩm quyền về công nhận tương đương theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận thời gian thực hành theo quy định tại Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP. Trường hợp thực hành tại nhiều cơ sở, thời gian thực hành được tính là tổng thời gian thực hành tại các cơ sở nhưng phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành của từng cơ sở đó;
– Trường hợp đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược với phạm vi hoạt động khác nhau và yêu cầu thời gian thực hành, cơ sở thực hành chuyên môn khác nhau thì hồ sơ phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành chuyên môn và nội dung thực hành chuyên môn của một hoặc một số cơ sở đáp ứng yêu cầu của mỗi phạm vi, vị trí hành nghề. Trường hợp các phạm vi hoạt động chuyên môn có cùng yêu cầu về thời gian thực hành và cơ sở thực hành chuyên môn thì không yêu cầu phải có Giấy xác nhận riêng đối với từng phạm vi hoạt động chuyên môn;
– Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy xác nhận kết quả thi do cơ sở tổ chức thi quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP cấp đối với trường hợp Chứng chỉ hành nghề dược cấp theo hình thức thi.
Lưu ý: Đối với các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Các giấy tờ này phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng theo quy định.
*)Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dược
Bước 1: Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên thông qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bước 2:Sau khi nhận hồ sơ, Sở Y tế trả cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 Phục lục I của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.
Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Sở Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.Trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơhồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung gửi cho người đề nghị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế trả cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 Phụ lục I của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP và thực hiện rà soát hồ sơ như Bước 2
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Sở Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, người đề nghị không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Chứng chỉ hành nghề dược, Sở Y tế công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị các thông tin sau:
– Họ, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược;
– Số Chứng chỉ hành nghề dược;
– Phạm vi hoạt động chuyên môn.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc thời gian thực hành cấp chứng chỉ hành nghề dược. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề dược với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.