Nội dung chính
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, nhiều trường hợp các tổ chức kinh tế sau khi hoạt động một thời gian thì phải tiến hành thủ tục chia, tách, sáp nhập hay chuyển đổi loại hình hoạt động. Kéo theo đó, các dự án đầu tư cũng phải thực hiện thủ tục điều chỉnh. Vậy thủ tục để chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư tiến hành như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé !
Khi nào cần làm thủ tục chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư ?
Chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư diễn ra khi chiến lược kinh doanh của các tổ chức kinh tế thay đổi, nhu cầu quản trị thay đổi, chủ sở hữu tổ chức kinh tế thay đổi hay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của tổ chức kinh tế, giải quyết các mâu thuẫn nội bộ…
Cơ sở pháp lý
- Luật Đầu tư 2020
- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2020
- Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2016.
Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế
Thành phần hồ sơ chia, tách, sáp nhập, dự án đầu tư
- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (Theo mẫu);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu có giá trị pháp lý tương đương của nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư;
- Bản sao nghị quyết hoặc quyết định của nhà đầu tư về việc tổ chức lại, trong đó có nội dung về việc xử lý tài sản, quyền và nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư.
Trình tự thực hiện (Điều 38 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ)
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư
- Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ
- Trong trường hợp Nhà đầu tư ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì người làm thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và các giấy tờ sau:
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Nhà đầu tư và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ cho Nhà đầu tư; nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyên viên tiếp nhận/hướng dẫn giải thích để nhà đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
Bước 4: Nhà đầu tư căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải quyết.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Quy định công khai dự án đầu tư
Công khai, minh bạch dự án đầu tư, cũng như chọn địa điểm, lập quy hoạch sử dụng đất khách quan, cụ thể… góp phần đem lại cơ hội, đồng thời đảm đảm tính công bằng cho các nhà đầu tư, các tổ chức chính trị – xã hội và cá nhân có điều kiện trong việc tiếp cận, thực hiện các dự án. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng của cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước sẽ góp phần phòng, chống tham nhũng. Theo đó, trong quản lý dự án đầu tư xây dựng phải công khai, minh bạch các nội dung, như: Báo cáo đánh giá tác động kinh tế – xã hội; các mục tiêu, dự kiến kết quả, tiến độ thực hiện và tính hiệu quả của dự án.
Qua bài chia sẻ này, chúng tôi hy vọng cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thủ tục chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư. Để từ đó giúp bạn tiến hành công việc một cách thuận lợi, dễ dàng hơn.