• Luật Hồng Phúc

Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, logo độc quyền

  1. 13/04/2021
  2. 2,083

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc làm cần thiết để xác lập quyền sở hữu đối với thương hiệu thông qua Văn bằng bảo hộ được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp. Bởi thương hiệu là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Vậy hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền như thế nào?

Cách đăng ký bảo hộ thương hiệu

Tại sao cần đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Thương hiệu là khái niệm marketing có nội hàm rộng hơn nhãn hiệu. Ngoài tên gọi, logo, thương hiệu còn chứa các yếu tố trừu tượng như ấn tượng, cảm xúc, sự nổi tiếng,…

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là theo cách hiểu thông thường, theo marketing. 

  • Được pháp luật bảo vệ: Đây là một trong những chức năng chủ yếu của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là để đảm bảo sự hợp pháp bảo vệ của pháp luật với công việc kinh doanh.
  • Tránh các tranh chấp phát sinh: Để đối thủ không thể dùng hay nhái, làm giả thương hiệu để tạo lên sự nhầm lẫn cũng như tạo lợi nhuận từ thương hiệu của doanh nghiệp. Tránh được các vấn đề tranh chấp, phát sinh trong quá trình sử dụng thương hiệu và đặc biệt có quyền sở hữu độc quyền thương hiệu đó tại vùng lãnh thổ quốc gia đã được đăng ký.
  • Có thể quảng bá thương hiệu công khai: Một nhãn hiệu thương hiệu đã được đăng ký thì được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị để tạo sự công nhận thương hiệu.
  • Tránh khả năng nhầm lẫn thương hiệu: Việc bảo hộ thương hiệu là cần thiết bởi vì các khách hàng sử dụng sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu như logo, tên doanh nghiệp và slogan để xác định một doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm những gì?

Bộ hồ sơ đầy đủ để tiến hành đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ bao gồm:

– 05 mẫu thương hiệu với kích thước 8 x 8 cm.

– 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 04-NH như quy định hiện hành.

Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể)

01 bản chính tài liệu về quyền ưu tiên hoặc quyền được thừa kế, tặng cho (nếu có).

 01 bản sao chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

– Trường hợp có ủy quyền thì cần các giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền.

Lưu ý:

– Mỗi hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ được cấp 1 văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu);

– Nội dung ngôn ngữ trình bày trong hồ sơ là tiếng Việt nhưng phải là từ phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương để sử dụng trong hồ sơ;

– Ngôn ngữ dùng trong hồ sơ phải là tiếng Việt, các tài liệu sử dụng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Việt khi nộp bắt buộc phải được dịch sang tiếng Việt;

– Giấy tờ có từ 02 trang trở lên cần được đánh số từng trang theo thứ tự 1-2-3-4….;

– Bố cục trình bày trong hồ sơ đăng ký phải tuân theo chiều dọc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải;

Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu như thế nào?

Bước 1: Tra cứu thương hiệu trên Cơ sở dữ liệu Nhãn hiệu, Thương hiệu của Việt Nam

Kết quả tra cứu sẽ đưa ra các thông tin pháp lý về các thương hiệu có trước và có liên quan. Nhằm xác định thương hiệu dự định đăng ký bảo hộ có trùng hoặc tương tự, gây nhầm lẫn với thương hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại hay không.

Từ đó góp phần làm tăng khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công và tránh cho các doanh nghiệp khoảng thời gian nộp đơn Đăng ký nhãn hiệu (12- 18 tháng) mà vẫn bị từ chối.

Tại bước này, Luật Hồng Phúc sẽ cho ý kiến về tính khả thi của việc xem xét bảo hộ của nhãn hiệu và xác định phạm vi bảo hộ về mặt sản phẩm, dịch vụ cũng như phạm vi không gian địa lý bảo hộ.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Người nộp đơn có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.

Sau khi nộp đơn đăng ký thương hiệu Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu, đây cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Trong thời gian từ 01 đến 02 tháng Cục Sở hữu sẽ ra thông báo xem xét hình thức của đơn đăng ký bảo hộ. Xét về hình thức của đơn có đảm bảo đơn đã được khai đúng hay có xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn,..? Tuy nhiên, xét về hình thức của đơn đăng ký chưa là cơ sở xác định thương hiệu sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu đơn chưa hợp lệ về hình thức: Cục sẽ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn bằng văn bản. Và bạn phải sửa đổi, bổ sung theo nội dung hướng dẫn trong công văn trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký thương hiệu hợp lệ trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả về tình hình xem xét đơn có hợp lệ với hình thức, Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu hợp lệ trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ.

Nội dung công bố là:

  1. Các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ (ngày nộp đơn, tên và địa chỉ của người nộp đơn, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp,…);
  2. Mẫu nhãn hiệu, màu sắc bảo hộ và danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn

Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. 

Thời gian thẩm định nội dung của thương hiệu: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.

Bước 5: Ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ không

Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 2 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ. Chủ đơn sẽ sẽ nhận được văn bản thông báo dự kiến cấp văn bằng bảo hộ.

Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng bảo hộ, chủ đơn xem xét nếu chưa thấy thỏa đáng làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.

thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Một số điều cần biết khi đăng ký bảo hộ thương hiệu

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay Đăng ký Thương hiệu?

Thông thường có hai cách nói, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ thương hiệu. Cách nói đăng ký nhãn hiệu là theo pháp lý, còn đăng ký thương hiệu là theo cách hiểu thông thường. 

Nhãn hiệu là đối tượng được quy định trong pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành để chỉ dấu hiệu nhận biết như: tên gọi, hình ảnh, logo,….

Thương hiệu là khái niệm marketing có nội hàm rộng hơn nhãn hiệu. Ngoài tên gọi, logo,..thì thương hiệu còn chứa các yếu tố trừu tượng như ấn tượng, cảm xúc, sự nổi tiếng,…

Cá nhân hay Công ty đứng đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Pháp luật hiện hành cho phép chủ thương hiệu có thể đứng tên theo cá nhân hoặc công ty. Nếu cá nhân đứng làm chủ đơn đăng ký thì thương hiệu thuộc về sở hữu cá nhân, còn công ty đứng làm chủ đơn đăng ký thì thương hiệu ấy thuộc về quyền sở hữu của công ty. 

Có giới hạn sản phẩm, dịch vụ đăng ký theo thương hiệu?

Pháp luật hiện hành KHÔNG giới hạn số lượng sản phẩm, dịch vụ đăng ký theo thương hiệu. Tuy nhiên, chủ thương hiệu cần căn cứ theo chiến lược, kế hoạch kinh doanh để xác định phạm vi sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ thích hợp. Tránh gây tốn kém không cần thiết. 

Có thể sử dụng, khai thác thương hiệu khi mà chưa được cấp văn bằng bảo hộ?

Pháp luật KHÔNG có quy định bắt buộc rằng không được sử dụng, khai thác thương hiệu khi chưa được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, trường hợp xảy ra tranh chấp về thương hiệu thì văn bằng bảo hộ là căn cứ tốt nhất để chủ thương hiệu dành phần thắng. 

Khi chọn tên hay thuê thiết kế logo làm nhãn hiệu, chủ thương hiệu cần lưu ý gì?

Cần đảm bảo rằng tên và logo được chọn không trùng lặp hoặc tương tự gần giống với bất kỳ tên, logo đang lưu hành có thể đã được bảo hộ. Lưu ý rằng: các tên gọi, logo có tính sáng tạo cao, độc đáo thường dễ dàng được bảo hộ hơn là trông “hao hao” với thương hiệu đang tồn tại. 

Bởi vậy, nếu bạn đi thuê đặt tên hoặc thiết kế logo, cần phải yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ cam kết đảm bảo thương hiệu mới sẽ không trùng với tên hoặc logo đang có (trong phạm vi họ kiểm soát được). 

Sau khi hoàn thành việc đặt tên hoặc thiết kế logo làm nhãn hiệu, tốt nhất nên nhờ Luật Hồng Phúc Nhãn hiệu tra cứu, đánh giá về khả năng bảo hộ của thương hiệu mới của bạn. Để tránh làm mất thời gian soạn thảo hồ sơ, chờ đợi kết quả đăng ký bảo hộ.

Thời hạn bảo hộ thương hiệu là bao lâu?

Tại Việt Nam và đa số các nước trên thế giới văn bằng bảo hộ thương hiệu có thời hạn là 10 năm tính từ ngày ưu tiên (ngày nộp đơn). Và sẽ được gia hạn liên tục khi hết thời hạn bảo hộ. 

Thương hiệu có được bảo hộ vĩnh viễn không?

Đúng với điều kiện cứ hết thời hạn 10 năm, chủ thương hiệu phải làm thủ tục gia hạn hiệu lực cho văn bằng bảo hộ thương hiệu đó. 

Nguyên tắc ưu tiên trong đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?

Trường hợp có hai chủ thể đăng ký cùng một thương hiệu thì pháp luật chỉ chấp nhận bảo hộ thương hiệu đó cho chủ thể có thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ sớm hơn. Đó là nội dung của nguyên tắc ưu tiên trong đăng ký bảo hộ.

Đăng ký thương hiệu dạng màu hay đen trắng?

Pháp luật không có quy định bắt buộc phải chọn đăng ký màu hay đen trắng cho thương hiệu. Tuy nhiên, khi lựa chọn thì phương án đăng ký thương hiệu dạng đen trắng là tối ưu hơn cả. Điều này nhằm đảm bảo tính linh hoạt khi sử dụng thương hiệu và phạm vi bảo hộ của thương hiệu.

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan