Nội dung chính
Nhãn hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là giá trị doanh nghiệp luôn hướng đến và phát triển. Tuy nhiên rất nhiều cá nhân, tổ chức không ý thức được việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu của mình. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc sẽ giúp Quý Khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu bao gồm có nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu nổi tiếng.
– Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
– Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
– Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sử đổi bổ sung 2009 và năm 2019, sau đây goi là “Luật sở hữu trí tuệ”)
Để một nhãn hiệu có thể được bảo hộ thì nhãn hiệu đó phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ về dấu hiệu chung của nhãn hiệu được bảo hộ, điều kiện về khả năng phân biệt của nhãn hiệu tại Điều 74 Luật Sở hữu trí tuê và lưu ý những dấu hiệu không được đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ.
Phân nhóm sản phẩm, hàng hóa của nhãn hiệu?
Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ. Tại Việt Nam, tính phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Do đó, khách hàng càng đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ càng tăng mức phí đăng ký.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu?
Sau khi cá nhân, tổ chức có một nhãn hiệu và muốn bảo vệ nhãn hiệu đó thì sẽ phải nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ tại 386 Đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội hoặc tại các văn phòng của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Khi đó, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm có:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu 04, Phụ Lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
– 05 mẫu nhãn đính kèm có kích thước 8cm x 8cm;
– Giấy ủy quyền (trong tường hợp ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức đại diện sở hữu công ngiệp).
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu?
Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Để đăng ký nhãn hiệu có ba hình thức
– Nộp qua mạng trực tuyến;
– Nộp trực tiếp tại các văn phòng của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộ tại Cục Sở hữu trí tuệ
– Nộp qua đường bưu điện
Thủ tục nộp qua mạng trực tuyến
– Hình thức này chỉ dành cho các cá nhân, tổ chức là đại diện sở hữu công nghiệp, có chữ ký số và đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 1: Các cá nhân, tổ chức chỉ cần truy cập vào địa chỉ: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do và đăng nhập vào tài khoản của Cục sở hữu trí tuệ;
Bước 2: Tiến hành kê khai các thông tin về nhãn hiệu và tải file ảnh nhãn hiệu lên;
Bước 3: Ký số. Sau khi ký số thì đơn sẽ được Bộ phận tiếp nhận đơn xuất một tờ phiếu xác nhận;
Bước 4: In tờ phiếu đó ra và đến Cục Sở hữu trí tuệ nộp phí
Thủ tục nộp trực tiếp tại các văn phòng của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộ tại Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 1: Cá nhân, tổ chức tải mẫu mẫu 04, Phụ Lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN và điền thông tin đầy đủ;
Bước 2: Chuẩn bị 02 tờ khai và 05 ảnh mẫu nhãn với kích thước 8cm x 8cm và giấy ủy quyền (nếu có)
Bước 3: Mang hồ sơ đã chuẩn bị đến Cục Sở hữu trí tuệ nộp đơn;
Bước 4: Nộp phí
Thủ tục nộp qua đường bưu điện
Bước 1: Cá nhân, tổ chức tải mẫu mẫu 04, Phụ Lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN và điền thông tin đầy đủ;
Bước 2: Chuẩn bị 02 tờ khai và 05 ảnh mẫu nhãn với kích thước 8cm x 8cm và giấy ủy quyền (nếu có)
Bước 3: Cá nhân, tổ chức nộp tiền vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ gồm tờ khai, ảnh, giấy ủy quyền (nếu có) và biên lai nộp phí đên Cục Sở hữu trí tuệ qua đường bưu điện.
Ngoài ra đối với nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận cần có Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý); Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Giai đoạn này Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…. Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn. Nếu đơn không hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo đề nghị cá nhân, tổ chức sửa đổi bổ sung. Thời hạn thẩm định thường là 01 tháng và thời gian công bố là 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận về mắt hình thức
Thẩm định về mặt nội dung
Giai đoạn này Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký và ra thông báo dự định cấp văn bằng và phí nộp cấp văn bằng. Nếu đơn không đáp ứng điều kiện để được cấp bằng thì Cục Sở hữu sẽ ra thông báo dự định từ chối cấp văn bằng và chủ đơn có thể nộp công văn phản hồi.
Thời gian thẩm định nội dung của đơn là 9 tháng nhưng trên thực tế có thể kéo dài 18-24 tháng.
Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi nộp phí khoảng 2-3 tháng thì chủ văn bằng có thể đến Cục Sở hữu trí tuệ lấy văn bằng hoặc Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi văn bằng về địa chỉ của chủ đơn qua đường bưu điện.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày chủ đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Sau 10 năm thì chủ đơn có thể nộp đơn đến Cục sở hữu trí tuệ để tiếp tục gia hạn văn bằng.
Như vậy nhãn hiệu là một trong những yếu tố góp phần quyết định sự thành công của doanh nghiệp, tuy nhiên nếu doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể bị các đối thủ cạnh tranh đăng ký trước. Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng các quy định về nhãn hiệu, trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Qúy khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hoặc cần tư vấn thêm về nhãn hiệu có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc thông qua:
Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410
Emai: info@luathongphuc.vn/anhpham@luathongphuc.vn