Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh sữa như thế nào ? Kinh doanh sữa là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để thành lập cửa hàng kinh doanh sữa, cửa hàng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật. Sau đây Luật Hồng Phúc sẽ giới thiệu đến Quý Khách hàng quy trình mở cửa hàng kinh doanh sữa theo quy định mới nhất hiện nay.
- Điều kiện để mở cửa hàng kinh doanh sữa?
Sữa là một chất lỏng màu trắng đục được tạo ra bởi giống cái của động vật có vú (bao gồm cả động vật đơn huyệt). Tuy nhiên hiện nay các loại sữa trên thị trường thì sẽ không còn là dòng sữa nguyên chất được tạo ra từ con người hay động vật mà là các chế phẩm từ sữa hoặc các sản phẩm sữa do con người tạo ra. Do nhu cầu về tăng cường sức khỏe nên gần như mọi cá nhân đều sử dụng sữa. Vì vậy mà khi mở cửa hàng kinh doanh sữa, các cơ sở kinh doanh cần lưu ý các vấn đề sau:
Thứ nhất là về các giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của sữa. Các cơ sở sản xuất sữa đều phải làm đảm bảo quy trình vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt, các thủ tục kiểm định thực phẩm, công bố sản phẩm. Khi các cửa hàng sữa phân phối bất kỳ sản phẩm sữa nào đều phải kiểm tra các điều kiện nêu trên đối với sản phẩm sữa để tránh bị xử phạt khi có thanh tra.
Thứ hai là đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu, cơ sở kinh doanh sẽ phải đảm bảo các điều kiện về nhập khẩu của hàng hóa. Sữa nhập khẩu phải đảm bảo có đầy đủ các hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu.
Thứ ba là cơ sở kinh doanh sữa cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh để đảm bảo việc kinh doanh được diễn ra hợp pháp, tránh những rủi ro về mặt pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
- . Chuẩn bị trước khi mở cửa hàng kinh doanh sữa
Cửa hàng là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ do một cá nhân hoặc một nhóm người thành lập. Để mở cửa hàng kinh doanh thì cá nhân, nhóm cá nhân phải đăng kí kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.
- Chuẩn bị tên cửa hàng kinh doanh sữa:
Theo quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tên cửa hàng kinh doanh sữa bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình kinh doanh được viết là “Hộ kinh doanh”.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Ngoài ra, tên loại hình kinh doanh không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh; không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh và không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
- Chuẩn bị địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
- Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh của cửa hàng kinh doanh sữa
Các ngành nghề liên quan kinh doanh sữa được quy định như sau:
- 4632: Bán buôn thực phẩm. Chi tiết: Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột;
- 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. Chi tiết: Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngữ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh;
Ngoài ra cửa hàng kinh doanh sữa có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh khác để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Chuẩn bị vốn điều lệ:
Kinh doanh sữa không phải là ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định. Do đó, các cá nhân thành lập cửa hàng kinh doanh sữa có thể đăng ký vốn điều lệ trong khả năng góp vốn của mình.
- Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh sữa
Để chuẩn bị mở cửa hàng kinh doanh sữa, cá nhân cần chuẩn bị các tài liệu sau đây:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Trình tự thực hiện:
- Cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên.
- Sau khi hồ sơ thành lập hộ kinh doanh đã hoàn tất, hộ kinh doanh sẽ nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
- Sau khi nhận được hồ sơ, chuyên viên của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ ra thông báo từ chối hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
- Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh
- Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh về kinh doanh sữa, hộ kinh doanh phải thực hiện các thủ tục sau đây:
- Khắc dấu-in bảng hiệu;
- Khai thuế ban đầu.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc thủ tục mở cửa hàng kinh doanh sữa. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục mở cửa hàng kinh doanh sữa với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.