Thủ tục mở công ty kinh doanh thủy sản?
Với lợi thế có hệ thống sông ngòi dày đặc cùng với đường bờ biển dài, ngành thủy sản trở thành một trong những ngành nghề tiềm năng của chúng ta. Sản lượng thủy sản của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong thời gian gần đây tạo nên nguồn lợi lớn cho các công ty kinh doanh thủy sản. Vậy để thành lập công ty kinh doanh thủy sản thì có phức tạp không? Sau đây Luật Hồng Phúc sẽ giới thiệu đến Quý Khách hàng quy trình thành lập công ty kinh doanh thủy sản theo quy định mới nhất hiện nay.
- Điều kiện để thành lập công ty kinh doanh thủy sản?
Kinh doanh thủy sản bao gồm các hoạt động trong đó có nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, buôn bán thủy sản tươi sống, buôn bán các sản phẩm chế biến từ thủy sản,…. Để thành lập công ty kinh doanh thủy sản, các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với các công ty kinh doanh thủy sản có đăng ký hoạt động nuôi trồng thủy sản thì phải:
- Có địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định pháp luật;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi và phải tuân thủ quy định tại Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
- Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
- Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
- Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
- Đối với các công ty có ngành nghề nuôi trồng, ương dưỡng giống thủy sản thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;
- Có trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng.
- Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học
- Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
- Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Đối với các công ty đăng ký ngành nghề khai thác thủy sản thì phải:
- Có Giấy phép khai thác thủy sản nội địa, trong vùng biển Việt Nam;
- Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận đối với tàu cá khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc cấp phép đối với khai thác thủy sản tại vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực.
- Đối với công ty đăng ký mã ngành buôn bán thủy sản, các chế phẩm từ thủy sản thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm;
- Đảm bảo an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm;
- Bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm và bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.
- Chuẩn bị trước khi thành lập công ty kinh doanh thủy sản
- Chuẩn bị tên công ty kinh doanh thủy sản:
Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên công ty kinh doanh thủy sản gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp:
- Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện không vi phạm quy định tại Điều 38, 39 của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Chuẩn bị trụ sở công ty kinh doanh thủy sản:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) và phải là nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
Lưu ý: Công ty kinh doanh thủy sản không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể vì theo quy định luật Nhà ở, chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh.
- Chuẩn bị nghành nghề kinh doanh của công ty kinh doanh thủy sản
Các ngành nghề liên quan đến kinh doanh thủy sản được quy định như sau:
- 0311: Khai thác thuỷ sản biển;
- 0312: Khai thác thuỷ sản nội địa;
- 0321: Nuôi trồng thuỷ sản biển;
- 0322: Nuôi trồng thuỷ sản nội địa;
- 0323: Sản xuất giống thuỷ sản;
- 1010: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt;
- 1020: Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản;
- 4632: Bán buôn thực phẩm;
- 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.
Ngoài ra doanh nghiệp kinh doanh thủy sản có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh khác để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Chuẩn bị vốn điều lệ:
Kinh doanh thủy sản không phải là ngành nghề yêu cầu vốn pháp định nên các thành viên thành lập công ty kinh doanh thủy sản có thể góp vốn trong khả năng năng lực tài chính của mỗi thành viên và đăng ký thành vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020, các thành viên phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn 90 ngày này mà doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn điều lệ đăng ký thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc giảm vốn điều lệ đã góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được trong vòng 30 ngày. Vốn điều lệ công ty kinh doanh thủy sản ảnh hưởng đến mức Lệ phí môn bài.
- Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh thủy sản
Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thủy sản lại khác nhau. Cụ thể:
- Đối với công ty TNHH một thành viên:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Đối với công ty TNHH 2 Thành viên và Công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Đối với công ty Hợp danh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Trình tự thực hiện:
- Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên.
- Sau khi hồ sơ thành lập công ty đã hoàn tất, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ thông qua trang mạng điện tử của Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
- Sau khi nhận được hồ sơ, chuyên viên của Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 03ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo từ chối hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
- Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về kinh doanh thủy sản, công ty phải thực hiện các thủ tục sau đây:
- Khắc dấu-in bảng hiệu;
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng;
- Khai thuế ban đầu.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc thủ tục mở công ty kinh doanh thủy sản. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục mở công ty kinh doanh thủy sản với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.