Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vàng, trang sức?
Vàng bạc, trang sức là một mốn đồ rất giá trị, rất nhiều người thay vì tích trữ tiền mặt thì đã chuyển sang mua vàng bạc, trang sức. Tuy nhiên, khi cuộc sống của con người ngày càng khá giả thì nhiều người sử dụng vàng bạc như trang sức để tôn lên giá trị con người. Đáp ứng nhu cầu thị hiếu con người nên có rất nhiều cơ sở kinh doanh vàng, trang sức được thành lập mới. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc sẽ giới thiệu đến Quý Khách hàng thủ tục xin giấy phép kinh doanh vàng trang sức theo đúng quy định pháp luật.
- Vàng trang sức là gì?
Vàng là một kim loại quý có màu vàng sẫm, ánh đỏ. Vàng có tên tiếng Latin là Aurum. Vàng nguyên chất là kim loại tương đối mềm, dễ kéo dài, dát mỏng, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Đối với các sản phẩm vàng được kinh doanh trên thị trường thì vàng được chia làm các loại sau: vàng trang sức, mỹ nghệ; vàng miếng; vàng nguyên liệu. Trong đó:
- Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
- Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
- Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.
- Điều kiện doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức?
Với mỗi loại vàng, trang sức thì điều kiện kinh doanh lại được quy định khác nhau. Cụ thể:
2.1 Doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
– Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức thì việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ để tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế thực hiện theo quy định của Chính phủ về hội chợ, triển lãm quốc tế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức còn phải có trách nhiệm trong việc:
- Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
- Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
- Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
- Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2.2 Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Trong trường hợp là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng thì phải đáp ứng các điều kiện:
- Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
- Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
- Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Trong trường hợp là tổ chức tín dụng kinh doanh vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
- Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
- Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2.3 Doanh nghiệp kinh doanh vàng nguyên liệu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Hoạt động kinh doanh vàng nguyên liệu chỉ được thực hiện dưới hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu. Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu thì căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung – cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng.
- Hồ sơ xin cấp giấy kinh doanh vàng, trang sức?
Giấy phép kinh doanh vàng chỉ đặt ra đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng nguyên liệu và vàng miếng. Theo đó:
3.1 Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vàng miếng
*) Đối với hoạt động mua, bán vàng miếng
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư 03/2017/TT-NHNN);
- Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 02 (hai) năm liền kề trước đó.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với tổ chức tín dụng bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư 03/2017/TT-NHNN);
- Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3.2 Hồ sơ đối với hoạt động kinh doanh vàng nguyên liệu
*) Đối với hoạt động nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh vàng trang sức, mỹ nghệ thì hồ sơ cần có các tài liệu:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư 12/2012/TT-NHNN);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu và sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ của doanh nghiệp trong thời hạn 12 tháng liền kề trước thời điểm báo cáo, kèm bảng kê các tờ khai Hải quan nhập khẩu vàng và phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan (theo mẫu tại Phụ lục 6 Thông tư 12/2012/TT-NHNN);
- Báo cáo tình hình thực hiện quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường trong thời hạn 12 tháng liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ, trong đó báo cáo rõ việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 22 Thông tư 38/2015/TT-NHNN);
- Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 6a Thông tư 38/2015/TT-NHNN).
*) Đối với hoạt động nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cần chuẩn bị các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 5 Thông tư 16/2012/TTNHNN);
- Giấy chứng nhận đầu tư;
- Báo cáo tình hình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm vàng tại thị trường Việt Nam trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm báo cáo (trường hợp đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu trong năm kế hoạch) hoặc từ đầu năm đến thời điểm báo cáo (trường hợp bổ sung khối lượng nhập khẩu vàng nguyên liệu) (theo mẫu tại Phụ lục 8 Thông tư này), kèm bảng kê các tờ khai Hải quan xuất khẩu, nhập khẩu và phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan (theo mẫu tại Phụ lục 7a Thông tư 38/2015/TT-NHNN);
- Bản kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; văn bản, tài liệu chứng minh năng lực sản xuất của doanh nghiệp;
- Hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài.
*) Đối với hoạt động nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng thì hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư 16/2012/TTNHNN).
- Giấy chứng nhận đầu tư.
- Tài liệu chứng minh nguồn vàng nguyên liệu dự kiến nhập khẩu là do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài hoặc được phân chia sản phẩm theo thỏa thuận khai thác vàng ở nước ngoài.
- Văn bản, tài liệu chứng minh việc sử dụng nguồn vàng nguyên liệu nhập khẩu phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 16/2012/TTNHNN.
- Báo cáo tình hình khai thác và nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm báo cáo, kèm bảng kê các tờ khai Hải quan nhập khẩu vàng và phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan (theo mẫu tại Phụ lục 9 Thông tư 16/2012/TTNHNN).
*) Đối với hoạt động xuất khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư 16/2012/TTNHNN).
- Giấy chứng nhận đầu tư.
- Tài liệu chứng minh nguồn vàng nguyên liệu dự kiến xuất khẩu là do doanh nghiệp khai thác.
- Báo cáo tình hình khai thác và xuất khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm báo cáo, kèm bảng kê các tờ khai Hải quan xuất khẩu vàng và phiếu trừ lùi có xác nhận của Hải quan (theo mẫu tại Phụ lục 9 Thông tư 16/2012/TTNHNN).
- Trình tự thủ tục xin Giấy phép kinh doanh vàng, trang sức?
Các doanh nghiệp nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) để được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Đối với trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn kiểm tra về giấy tờ; pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp và tình hình trang thiết bị cần thiết để triển khai hoạt động mua, bán vàng miếng tại địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố báo cáo kết quả kiểm tra cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Sau khi xem xét hồ sơ, Vụ Quản lý Ngoại hối trình Thống đốc xem xét, quyết định việc cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, cung – cầu vàng trong từng thời kỳ và các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư 16/2012/TT-NHNN, Vụ Quản lý Ngoại hối trình Thống đốc xem xét, quyết định cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu hoặc Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu; Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng là bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.
Giấy phép kinh doanh vàng trang sức
Giấy phép kinh doanh vàng bạc
Cá nhân có được kinh doanh vàng trang sức
Giấy phép kinh doanh đá quý
Hộ kinh doanh vàng bạc
Xin Giấy phép kinh doanh vàng bạc
Điều kiện kinh doanh vàng bạc đá quý
Điều kiện kinh doanh bạc trang sức
Hộ kinh doanh có được kinh doanh vàng không
Vốn điều lệ kinh doanh vàng