Nội dung chính
Ưu và nhược điểm của công ty và hộ kinh doanh? Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh thì các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh sẽ thường không biết phải lựa chọn loại hình kinh doanh nào cho phù hợp. Để giúp quý khách hàng có thể lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp, trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc xin gửi tới quý khách hàng thông tin về nhược điểm và ưu điểm của công ty và hộ kinh doanh.
Khái niệm về công ty và hộ kinh doanh ?
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh
Như vậy, công ty là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân còn hộ kinh doanh bản chất là do một cá nhân, một nhóm thành viên trong hộ gia đình thực hiện việc đăng ký kinh doanh. Để có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp mà chủ thể kinh doanh muốn đăng ký thì Quý Khách hàng cần tham khảo thêm về các ưu điểm, nhược điểm của công ty và hộ kinh doanh.
Ưu điểm và nhược điểm của hộ kinh doanh?
Một số ưu điểm của hộ kinh doanh
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh rất đơn giản. Hồ sơ bao gồm có Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh; Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh; Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh. Hồ sơ này sẽ được nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Quy mô hoạt động nhỏ, phù hợp với những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Mô hình hộ kinh doanh không yêu cầu phải có cơ cấu tổ chức rõ ràng.
Các thủ tục về thuế đơn giản hơn, dễ dàng hơn. Mỗi năm doanh nghiệp chỉ cần kê khai thuế một lần, có thể bằng hình thức thuế khoán.
Nhược điểm của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên khi tham gia các giao dịch thì sẽ mang tư cách như một cá nhân, địa vị pháp lý của hộ kinh doanh không được quy định chặt chẽ.
Hộ kinh doanh bị giới hạn số lượng lao động là không được quá 10 người. Đây là một số lượng rất hạn chế để hộ kinh doanh có thể mở rộng, phát triển.
Các thành viên hộ kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Hộ kinh doanh còn kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, không thể mở rộng thị trường kinh doanh.
Chủ hộ kinh doanh chỉ có thể tham gia góp vốn vào công ty TNHH và công ty cổ phần, công ty hợp danh mà không thể là thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Điều này là do chế độ trách nhiệm vô hạn của tài sản đối với chủ hộ kinh doanh.
Chỉ có cá nhân mới có thể thành lập hộ kinh doanh. Hộ gia đình không phải là chủ thể thành lập hộ kinh doanh mà là các thành viên trong gia đình thành lập hộ kinh doanh. Như vậy, tổ chức không thể thành lập hộ kinh doanh.
Khả năng huy động vốn của hộ kinh doanh rất thấp, chủ yếu dựa vào vốn tự có và vốn đi vay từ người thân, bạn bè. Việc vay vốn tại các tổ chức tín dụng cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Ưu điểm và nhược điểm của công ty?
Ưu điểm của công ty
Công ty có tư cách pháp nhân, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động quy mô lớn nên dễ thu hút sự đầu tư của các đối tác.
Các thành viên góp vốn vào công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty trong số vốn góp vào công ty nên sẽ giảm rủi ro cho các thành viên công ty.
Số lượng thành viên góp của công ty được quy định nhiều hơn so với hộ kinh doanh. Một số công ty còn bị giới hạn về số lượng thành viên góp vốn nhưng không bị giới hạn về số người lao động trong công ty.
Khi thành lập công ty thì cơ hội phát triển thị trường của chủ sở hữu công ty sẽ cao hơn rất nhiều do công ty có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ở những nơi khác địa chỉ trụ sở chính của công ty để quảng bá dịch vụ, giới thiệu sản phẩm được rộng rãi hơn.
Các công ty gần như là công ty đối vốn, chủ yếu quan tâm đến lợi ích của các thành viên nên yếu tố lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu.
Công ty có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện theo pháp luật sẽ chuyên về một mảng nhất định của công ty.
Các chủ thể có thể thành lập công ty mở rộng hơn so với hộ kinh doanh bao gồm cá nhân, tổ chức.
Khả năng huy động vốn của các loại hình công ty cao hơn nhiều so với hộ kinh doanh bởi vì tùy từng loại hình công ty có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu, tăng thành viên góp vốn và khả năng đi vay các tổ chức tín dụng cũng cao hơn so với hộ kinh doanh.
Nhược điểm của công ty
Do công ty có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được pháp luật xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của công ty nên chế độ thuế, kế toán, kiểm toán cũng chặt chẽ hơn. Các loại thế mà công ty phải đóng cũng nhiều hơn so với hộ kinh doanh.
Đối với một số loại hình công ty có số lượng thành viên góp vốn nhiều dẫn đến tình hình kiểm soát các thành viên khó khăn, có thể có một số nhóm thành viên đối lập nhau về lợi ích.
Như vậy công ty và hộ kinh doanh cá thể điều có các ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Tùy vào nhu cầu mà có thể lựa chọn loại hình phù hợp. Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng những nhược điểm và ưu điểm của công ty và hộ kinh doanh. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được tư vấn cụ thể thông qua:
Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410
Emai: info@luathongphuc.vn/anhpham@luathongphuc.vn