• Luật Hồng Phúc

Cầm đồ không có giấy phép kinh doanh có bị phạt không ?

  1. 15/03/2023
  2. 1,899

Cầm đồ là một hoạt động kinh doanh cho vay nhanh với thủ tục đơn giản và được rất nhiều người sử dụng. Hiện nay có không ít các cửa hiệu kinh doanh dịch vụ cầm đồ được thành lập. Vậy kinh doanh dịch vụ cầm đồ có cần phải có giấy phép kinh doanh không và nếu không có thì chủ sở hữu cửa hàng cầm đồ sẽ bị xử phạt như thế nào ? Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng các thông tin liên quan đến cầm đồ không có giấy phép kinh doanh có bị phạt không.

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ?

Cầm đồ là loại hình kinh doanh dịch vụ cho vay vốn thông qua việc cung cấp các khoản vay có bảo đảm cho khách hàng trên cơ sở cầm cố, theo đó khách hàng sẽ nhận được một khoản tiền vay và họ phải cầm cược lại các tài sản của họ được sử dụng làm tài sản cầm cố hoặc sử dụng các loại giấy tờ có giá để thế chấp, bảo đảm cho việc thanh toán các khoản vay khi đến hạn. Trong trường hợp người vay không trả được số tiền vay khi đến hạn thì cơ sở cầm đồ có quyền xử lý tài sản cầm cố của người vay.

Tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/07/2016 về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có quy định về kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Theo đó, kinh doanh dịch vụ cầm đồ có thể hiểu là kinh doanh dịch vụ cho vay, đối tượng cho vay ở đây là tiền và người vay phải mang tài sản đến để cầm cố, thế chấp cho khoản vay này.

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ có cần giấy phép kinh doanh không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây không cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh:

  • Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, kinh doanh dịch vụ cầm đồ không thuộc trường hợp không phải thành lập doanh nghiệp.

Theo quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, ngoài việc kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có giấy phép kinh doanh thì còn phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định pháp luật.

luat-hong-phuc-vn-cam-do-khong-co-giay-phep-kinh-doanh-co-bi-phat-khong

Mức phạt khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ mà không có giấy phép

Để kinh doanh dịch vụ cầm đồ, các cá nhân, tổ chức bắt buộc phải kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Trong trường hợp không có giấy phép kinh doanh mà vẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật. Cụ thể mức phạt được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
  • Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
  • Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
  • Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.

Như vậy, trong trường hợp Quý khách hàng kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhưng không có giấy phép kinh doanh theo quy đinh pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về cầm đồ không có giấy phép kinh doanh có bị phạt không. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục xin giấy phép kinh doanh đối với dịch vụ cầm đồ với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất.

Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan