ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ THẨM MỸ
Nhu cầu làm đẹp ngày càng phát triển mạnh do đó kéo theo các trung tâm thẩm mỹ, spa, cơ sở làm đẹp cũng được mở ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên để kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ thì cơ sở, chủ cơ sở cần đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật. Vậy các điều kiện đó là gì? Luật Hồng Phúc sẽ giúp khách hàng làm rõ các điều kiện này.
Dịch vụ thẩm mỹ là gì?
Dịch vụ thẩm mỹ là một cơ sở kinh doanh chuyên về các dịch vụ chăm sóc, trang điểm sắc đẹp ngoại hình của nam và nữ với mỹ phẩm phụ vụ điều trị cho nam giới và nữ giới, ngoài ra dịch vụ thẩm mỹ còn có chức năng tư vấn các vấn đề liên quan đến chăm sóc sắc đẹp.
Dịch vụ thẩm mỹ bao gồm: Thẩm mỹ viện, các tiệm làm tóc, tiệm làm móng, tiệm spa, massge…
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về các điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ như sau:
Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chỉ được thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Cơ sở vật chất:
Có địa điểm cố định;
Bảo đảm các điều kiện vệ sinh.
Thiết bị:
Có đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Nhân sự:
Người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.
Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu các quy định về kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ đến khách hàng. Khách hàng có cần tư vấn thêm có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:
Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410
Emai: info@luathongphuc.vn/anhpham@luathongphuc.vn