• Luật Hồng Phúc

Nội dung và quy trình vận đơn đường biển

  1. 16/06/2022
  2. 2,925

Nội dung chính trên vận đơn bằng đường biển

Theo quy định tại Điều 160 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định về nội dung của vận đơn đường biển  như sau:

  • Tên và trụ sở chính của người vận chuyển.
  • Tên người giao hàng.
  • Tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hoặc vận đơn vô danh.
  • Tên tàu biển.
  • Tên hàng, mô tả về chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc giá trị hàng hóa, nếu xét thấy cần thiết.
  • Mô tả tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hóa.
  • Ký, mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hóa mà người giao hàng đã thông báo bằng văn bản trước khi bốc hàng lên tàu biển và được đánh dấu trên từng đơn vị hàng hóa hoặc bao bì.
  • Giá dịch vụ vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển; phương thức thanh toán.
  • Nơi bốc hàng và cảng nhận hàng.
  • Cảng trả hàng hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng trả hàng.
  • Số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người giao hàng.
  • Thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn.
  • Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển.

Trong vận đơn, nếu thiếu một hoặc một số nội dung quy định tại quy định này nhưng phù hợp với quy định tại Điều 148 của Bộ luật Hàng hải thì không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của vận đơn.

Trường hợp tên người vận chuyển không được xác định cụ thể trong vận đơn thì chủ tàu được coi là người vận chuyển. Trường hợp vận đơn được lập theo quy định tại khoản 1 Điều 160 Bộ luật Hàng hải 2015 ghi không chính xác hoặc không đúng sự thật về người vận chuyển thì chủ tàu chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh và sau đó được quyền yêu cầu người vận chuyển bồi hoàn.

luat-hong-phuc-vn-NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

Những lưu ý khi vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển là một chứng từ quan trọng trong giao nhận vận chuyển, bảo hiểm, thanh toán và khiếu nại (nếu có). Trong thực tiễn sử dụng vận đơn phát sinh nhiều tranh chấp gây ảnh hưởng đến các bên liên quan do các bên chưa thực sự hiểu hoặc có những cách hiểu khác nhau về giá trị pháp lý của vận đơn, về nội dung và hình thức của vận đơn… Vì vậy khi lập và sử dụng vận đơn cần lưu ý những điểm sau đây:

Giá trị pháp lý của vận đơn đường biển

  • Theo thông lệ Hàng hải Quốc tế (công ước Brussels 1924, điều 1 khoản b) và Bộ luật Hàng hải Việt Nam (điều 81 khoản 3) thì vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở.
  • Khi xảy ra thiếu hụt, hư hỏng, tổn thất…. đối với hàng hoá ở cảng đến thì người nhận hàng phải đứng ra giải quyết với người chuyên chở căn cứ vào vận đơn. Trên lý thuyết thì như vậy nhưng trong thực tế có rất nhiều tranh chấp phát sinh xung quanh vấn đề này. Cụ thể là: Trong thương mại hàng hải quốc tế thường lưu hành phổ biến 2 loại vận đơn: vận đơn loại thông thường (gọi là Conline bill) và vận đơn cấp theo hợp đồng thuê tàu (gọi là Congen bill).
  • Ðiểm khác nhau cơ bản của 2 loại vận đơn này là: Conline bill chức đầy đủ mọi quy định để điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở như phạm vi trách nhiện, miễn trách, thời hiệu tố tụng, nơi giải quyết tranh chấp và luật áp dụng, mức giới hạn bồi thường, các quy định về chuyển tải, giải quyết tổn thất chung, những trường hợp bất khả kháng…. Thông thường loại vận đơn này có đầy đủ 3 chức năng như điều 81 Bộ luật Hàng hải Việt nam quy định. Ngược lại, Congen bill được cấp phát theo một hợp đồng thuê tàu chuyến nào đó.
  • Loại này thường chỉ có chức năng là một biên nhận của người chuyên chở xác nhận đã nhận lên tàu số hàng hoá được thuê chở như đã ghi trên đó. Nội dung của loại vận đơn này rất ngắn gọn và bao giờ cũng phải ghi rõ: phải sử dụng cùng với hợp đồng thuê tàu.

Vận đơn đường biển là loại vận đơn chủ (Master bill of lading) hay vận đơn nhà (house bill lading)

Vận đơn chủ hay vận đơn đường biển là vận đơn do người chuyên chở chính thức (effective carrier) phát hành còn vận đơn nhà hay vận đơn thứ cấp do người chuyên chở không chính thức (contracting carrier) hay còn gọi là người giao nhận phát hành trên cơ sở vận đơn chủ. Ðây là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ giao nhận kho vận với khách hàng. Muốn phân biệt một vận đơn là Master Bill of Lading hay House Bill Lading phải căn cứ vào nội dung và hình thức của vận đơn.

  • Thứ nhất: Vận đơn đường biển thường có dẫn chiếu một số công ước quốc tế phổ biến như Hague Rules, Hague Visby Rules hoặc Hamburge Rules. Ngược lại, trên thế giới không có một công ước nào điều chỉnh vận đơn thứ cấp.
  • Thứ hai: Vận đơn đường biển chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ người vận tải biển liên quan tới việc bốc xếp, chuyên chở, dỡ hàng và trả hàng phát sinh từ hợp đồng thuê tầu. Ngược lại vận đơn thứ cấp còn chứa đựng những quy định pháp lý về chuyên chở bằng đường bộ, đường sông, đường sắt. Vì vậy, không gian pháp lý của vận đơn thứ cấp rộng hơn vận đơn đường biển.
  • Thứ ba: Trong vận đơn thứ cấp thường ghi địa điểm nhận hàng để chở (place of receip) và địa điểm trả hàng (place of delivery) chứ không đơn thuần cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng.
  • Thứ tư: Vận đơn đường biển bao giờ cũng ghi rõ: đã bốc hàng lên tàu (shipped on board) hoặc đã nhận để bốc lên tàu (received for shipment). Ngược lại, vận đơn thứ cấp thường ghi: nhận để vận chuyển (taken in charge for transport) vì có thể chở bằng đường biển, đường sông, đường bộ…
  • Thứ năm: Trong vận đơn đường biển, người gửi hàng gọi là shipper còn trong vận đơn thứ cấp, người gửi hàng gọi là consignor. Trong vận đơn đường biển luôn ghi người nhận hàng (consignee) hoặc đích danh hoặc theo lệnh nhưng trong vận đơn thứ cấp luôn ghi là: hàng được giao nhận theo lệnh (consigned to order of….)
  • Thứ sáu: Vận đơn đường biển luôn có chức năng là chứng từ nhận quyền định đoạt hàng hoá nhưng với vận đơn thứ cấp, tính chất này có hay không do hai bên thoả thuận khi phát hành.
  • Thứ bảy: Người chuyên chở đường biển không chịu trách nhiệm về hàng đến chậm nhưng người giao nhận lại phải chịu trách nhiệm về việc này.Có khi họ phải đến gấp đôI số tiền cước cho thiệt hại do giao hàng chậm.
  • Thứ tám: Thời hiệu khiếu nại trong vận đơn đường biển là 1 năm, trong khi đó ở vận đơn thứ cấp chỉ là 9 tháng. Số thời gian chênh lệch là dành cho người giao nhận khiếu nại lại người vận tải chính thức.
  • Thứ chín: Vận đơn đường biển chỉ cần 1 con dấu và 1 chữ ký vì nó chỉ được cấp sau khi hàng đã bốc lên tàu.

Trong khi đó, vận đơn thứ cấp do được phát hành khi nhận hàng để chở nên phải có thêm 1 con dấu và 1 chữ ký nữa xác nhận rằng hàng đã được bốc lên tàu (ngày cấp vận đơn thứ cấp và ngày bốc hàng có thể khác nhau).

Tuy nhiên trong thức tế sự phân biệt giữa 2 loại vận đơn này chỉ là tương đối.

Nội dung và hình thức của vận đơn đường biển

  • Về nội dung vận đơn biển

    1. Mục số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu: mô tả hàng hoá phải ghi phù hợp với số lượng hàng thực tế xếp lên tàu và phải ghi thật chính xác. Khi nhận hàng theo vận đơn, phải lưu ý số hàng thực nhận so với số hàng ghi trong vận đơn, nếu thấy thiếu, sai hoặc tổn thất thì phải yêu cầu giám định để khiếu nại ngay. Nếu tổn thất không rõ rệt thì phải yêu cầu giám định trong 3 ngày kể từ ngày dỡ hàng.
    2. Mục người nhận hàng: Nếu là vận đơn đích danh thì phải ghi rõ họ tên và địa chỉ người nhận hàng, nếu là vận đơn theo lệnh thì phải ghi rõ theo lệnh của ai (ngân hàng, người xếp hàng hay người nhận hàng).
    3. Mục địa chỉ người thông báo: Nếu L/C yêu cầu thì ghi theo yêu cầu của L/C, nếu không thì để trống hay ghi địa chỉ của người nhận hàng.
    4. Mục cước phí và phụ phí: phải lưu ý đến đơn vị tính cước và tổng số tiền cước. Nếu cước trả trước ghi: “Freight prepaid”, nếu cước trả sau ghi: “Freight to collect hay Freight payable at destination”. Có khi trên vận đơn ghi : “Freight prepaid as arranged” vì người chuyên chở không muốn tiết lộ mức cước của mình.
    5. Mục ngày ký vận đơn: Ngày ký vận đơn thường là ngày hoàn thành việc bốc hàng hoá lên tàu và phải trong thời hạn hiệu lực của L/C.
    6. Mục chữ ký vận đơn: Chữ ký trên vận đơn có thể là trưởng hãng tầu, đại lý của hãng tàu.
  • Về hình thức vận đơn đường biển

Hình thức của vận đơn do các hãng tự lựa chọn và phát hành để sử dụng trong kinh doanh. Vì vậy, mỗi hãng khác nhau phát hành vận đơn có hình thức khác nhau. Tuy nhiên hình thức phát hành không quyết định giá trị pháp lý của vận đơn.

  • Loại vận đơn dùng cho cả vận tải đơn phương thức và đa phương thức: trên vận đơn ghi: “bill of lading for combined transport shipment or port shipment”. Loại chứng từ này được hiểu là vận đơn đường biển và có thể chuyển nhượng được trừ phi người phát hành đánh dấu vào ô “Seaway bill, non negotiable”
  • Vận đơn dùng cho cả lưu thông và không lưu thông: “bill of lading not negotiable unless consigned to order” (vận đơn này không chuyển nhượng được trừ phi phát hành theo lệnh)….Như vậy nhìn vào hình thức vận đơn chúng ta không biết đươc nó là loại nào, giá trị pháp lý như thế nào. Muốn xác định cụ thể ta lại phải xem xét đến các nội dung thể hiện trên vận đơn.

Quy trình làm vận đơn đường biển

Quy trình phát hành bill of lading được viết tắt là B/L

  • Bước 1: Shipper/ Consignor giao hàng cho đại lý tàu tại cảng bốc và yêu cầu ký phát vận đơn.
  • Bước 2: Nhằm xác định bằng chứng của việc giao nhận hàng, đại lý tàu cảng bốc ký phát cho người gởi hàng vận đơn gốc, thông thường nó gồm 3 bản: 3/3 Original B/L.
  • Bước 3: Có 2 cách:
    1. Cách 1: Shipper trực tiếp gởi 1 bản Original B/L cho Consignee (nhưng phải gởi nhanh vì sợ trễ hàng và phải gởi đảm bảo);
    2. Cách 2: Shipper gởi Original B/L cho Consignee thông qua hệ thống bank (gởi bằng cách nào là phụ thuộc vào các phương thức thanh toán trong Contract).
  • Bước 4: Đại lý tàu cảng dỡ gởi thông báo hàng tới cho Consignee (NOA: Notice of Arrival). Ở đây thường thì Consignee phải chủ động đoán ngày tàu tới cảng dỡ để lấy hàng chủ động hơn.
  • Bước 5: Consignee xuất trình Bill of Lading hợp lệ.
  • Bước 6: Bước đổi lệnh:
    •  Đại lý tàu cảng dỡ ký phát D/O (Delivery Order), thông thường 1 tờ B/L đổi được 3 tờ D/O (cầm 3 tờ đem về). Consignee làm thủ tục nhập khẩu, nếu là hàng nguyên cont thì đi tới đại lý hãng tàu làm thủ tục đóng thuế bank (nếu có) và ký cược mượn cont.
  • Bước 7: Đại lý tàu cảng dỡ giao hàng cho Consignee trên cơ sở Consignee xuất trình lệnh giao hàng.

Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến khách hàng nội dung và quy trình thực hiện vận đơn đường biển theo quy định pháp luật. Khách hàng còn vướng mắc có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

  • Quy trình phát hành vận đơn
  • Bill of Lading đó ai phát hành
  • quy trình phát hành và lưu chuyển surrendered b/l
  • Quy trình phát hành House Bill
  • Proforma Bill of Lading LA gì
  • Bill of Lading
  • Bill of Lading được phát hành khi nào
  • Cách lập vận đơn đường biển

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan