• Luật Hồng Phúc

So sánh công ty và hộ kinh doanh

  1. 15/03/2023
  2. 1,005

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các chủ thể kinh doanh theo có thể lựa chọn nhiều thức kinh doanh như mô hình công ty hay hộ kinh doanh phụ thuộc vào nhu cầu cũng như các điều kiện khác của doanh nghiệp. Vậy giữa hộ kinh doanh và công ty có sự khác nhau, giống nhau như thế nào mà Luật doanh nghiệp hiện hành lại có những quy định riêng để điều chỉnh? Bài viết sau đây, Luật Hồng phúc sẽ tư vấn và làm rõ sự khác và giống nhau giữa hộ kinh doanh và công ty để quý khách hàng có thể dễ dàng nắm bắt và lựa chọn theo đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Doanh nghiệp năm 2020;

– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

  1. Khái niệm về hộ kinh doanh và công ty

          Về hộ kinh doanh, Theo pháp luật doanh nghiệp, hộ kinh doanh không được coi là một loại hình doanh nghiệp. Về khái niệm hộ kinh doanh thì Luật doanh nghiệp năm 2020 chưa có định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, tại Điều 79 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP cũng đã làm rõ về hộ kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hay các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì có thể ủy quyền cho một thành viên trong hộ  làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh hoặc người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh được xác định là chủ hộ kinh doanh.

Theo đó, có thể hiểu hộ kinh doanh là hộ do một cá nhân hay một nhóm người là các cá nhân là công dân Việt Nam đã đạt đủ độ tuổi theo quy định và có thể chịu trách nhiệm đầy đủ cho hành vi của mình hoặc một hộ gia đình làm chủ và theo quy định chỉ được đăng ký kinh doanh dưới quy mô mười người lao động và chịu trách nhiệm bằng chính toàn bộ tài sản của mình.

Về công ty, theo pháp luật doanh nghiệp,  công ty được coi là một loại hình doanh nghiệp. Về khái niệm công ty thì Luật doanh nghiệp năm 2020 chưa có định nghĩa cụ thể mà chỉ quy định tại khoản 6 Điều 4, công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Theo đó, dựa vào các đặc điểm của các loại hình công ty có thể hiểu một cách chung nhất công ty là một loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm cơ bản về tư cách pháp nhân; chế độ trách nhiệm tài sản; có vốn điều lệ hay vốn đầu tư, vốn góp; quản lý tập trung, thồng nhất và có tư cách pháp lý độc lập với chủ sở hữu.

  1. Sự giống nhau giữa hộ kinh doanh và công ty

          Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì hộ kinh doanh và công ty là 2 mô hình kinh tương ứng với từng chủ thể và điều kiện, thủ tục khác nhau, Tuy nhiên, nhìn chung giữa hai mô hình này vẫn có những điểm chung nhất định đó là:

  • Đều không có tư cách pháp nhân (đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân)
  • Đều chịu trách nhiệm vô hạn đối với các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân.
  • Đều không được phát hành chứng khoán (đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân)
  1. Sự khác nhau giữa hộ kinh doanh với công ty
Các đặc điểmHộ kinh doanhCông ty
1. Quy mô kinh doanhCó quy mô nhỏ, địa điểm kinh doanh cố định, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất.

Lưu ý, nếu kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… Vì vậy địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế hơn doanh nghiệp. (Điều 86 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)

Không bị giới hạn về quy mô, vốn hay địa điểm kinh doanh. Ngoài ra, công ty còn được phép xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Số lượng người lao độngGiới hạn không quá 10 người.Không hạn chế
3. Điều kiện kinh doanhPhải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và có con dấu.Chỉ trong một số trường hợp nhất định, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu.
4. Người đại diện theo pháp luậtChỉ có 1 người đại diện là chủ hộ kinh doanh.Có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
5. Số lượng công ty/hộ kinh doanh được đăng ký1 người chỉ đăng ký được 1 hộ kinh doanh cá thể.1 người có thể đăng ký nhiều công ty.
6. Chế độ trách nhiệm tài sảnChịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh.Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn).
  1. Lựa chọn thành lập hộ kinh doanh hay công ty?

          Việc lựa chọn thành lập hộ kinh doanh hay công ty cần phải dựa trên nhu cầu , cũng như các ưu, nhược điểm và tiêu chí cụ thể của mỗi chủ thể. Theo đó, nếu bạn muốn để thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề kinh doanh cũng như có địa điểm kinh doanh và quy mô kinh doanh rộng hơn với chế độ chịu trách nhiệm chỉ trong phạm vi số vốn đã góp theo loại hình doanh nghiệp bạn chọn và ngoài ra còn có thể mở chi nhánh hay văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cũng như có tiềm năng phát triển và thu hút các đối tác hơn so với hộ kinh doanh thì bạn nên chọn thành lập công ty.

Tuy nhiên, để chịu các nghĩa vụ thuế ít và đơn giản hơn như chỉ phải nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân và chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, gọn nhẹ và số vốn ít thì bạn nên cân nhắc lựa chọn việc thành lập hộ kinh doanh sẽ phù hợp hơn.

Trên đây là những thông tin mà các doanh nghiệp cần phải nắm rõ khi lựa chọn thành lập hộ kinh doanh hay công ty theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay những vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng phúc để được giải đáp nhé./

 

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan