• Luật Hồng Phúc

Thành lập công ty hỗ trợ tài chính

  1. 15/03/2023
  2. 1,012

Công ty hỗ trợ tài chính là công ty hoạt động về việc cho thuê tài chính, mô hình doanh nghiệp này hiện nay đang dần trở nên phổ biến khi nhu cầu về tài chính của các cá nhân, tổ chức ngày càng tăng cao. Vậy, việc thành lập công ty hỗ trợ tài chính được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Bài viết sau đây, Luật Hồng phúc sẽ phân tích cụ thể cho quý khách hàng về thủ tục này.

 

  1. Công ty hỗ trợ tài chính là gì?

Pháp luật doanh nghiệp hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm công ty hỗ trợ tài chính. Nhưng dựa trên các hoạt động của công ty hỗ trợ tài chính tại các Điều 112 đến Điều 116 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì một trong các hoạt động điển hình về hỗ trợ tài chính đó là về hoạt động cho thuê tài chính. Theo đó, Công ty hỗ trợ tài chính được hiểu là công ty hoạt động về việc cho thuê tài chính, chuyên việc cung cấp về tín dụng trung và dài hạn dựa vào cơ sở của hợp đồng về cho thuê và cần phải có 01 trong số các điều kiện như sau:

– Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hay tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên.

– Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê sẽ được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn so với giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại.

– Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó.

– Tổng số tiền thuê một tài sản mà quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

  1. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh cho công ty hỗ trợ tài chính

Trước khi thành lập công ty hỗ trợ tài chính thì doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh theo Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng, đó là:

– Có vốn điều lệ và vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định phải đạt 150 tỷ đồng;

– Chủ sở hữu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; đối với cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

Điều kiện đối với chủ sở hữu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập thực hiện theo quy định tại Điều 11, 12 Thông tư 30/2015/TT-NHNN.

Người quản lý, người điều hành và thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn cũng như điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật Các tổ chức tín dụng;

Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi và không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng đồng thời không tạo ra sự độc quyền hay hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

  1. 3. Thành phần hồ sơ thành lập Công ty hỗ trợ tài chính

          Công ty hỗ trợ tài chính cũng giống như các mô hình công ty khác có thể được thành lập dưới nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các giấy tờ theo Điều 21, 22, 23, 24 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP như sau:

  • Đối với Công ty hợp danh, hồ sơ gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao các giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

  • Đối với Công ty TNHH hai thành viên, công ty cổ phần, hồ sơ gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên/cổ đông.

– Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao các giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

 

  • Đối với Công ty TNHH một thành viên, hồ sơ gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Lưu ý: Kèm theo hồ sơ tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp trên cần phải có bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trên đây là những thông tin mà các doanh nghiệp cần biết khi thành lập công ty hỗ trợ tài chính. Nếu còn những thắc mắc về bất cứ những vấn đề pháp lý nào thì đừng quên liên hệ cho Luật Hồng Phúc để được giải đáp ngay nhé.

 

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan