• Luật Hồng Phúc

Thành lập công ty nhưng không kinh doanh có được không ?

  1. 14/02/2022
  2. 2,386

CÔNG TY THÀNH LẬP NHƯNG KHÔNG HOẠT ĐỘNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

công ty thành lập nhưng không hoạt động có được không?

Thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý nhằm xác lập quyền và nghĩ vụ về mặt pháp luật khi bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong thực tế, vì lý do nào đó nên một số doanh nghiệp và cụ thể là một số công ty sau khi thành lập không tiến hành các hoạt động kinh doanh theo nội dung đăng ký kinh doanh.

Vậy, công ty thành lập nhưng không hoạt động có được không? Công ty không hoạt động có bị ràng buộc bởi nghĩa vụ pháp lý nào không? Để trả lời câu hỏi này, luật Hồng Phúc sẽ trình bày cụ thể như sau:

  1. Thành lập công ty là gì?

Thành lập công ty là việc thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập cùng nhau góp vốn, thực hiện thủ tục pháp lý thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần tại Sở kế hoạch đầu tư nhằm kinh doanh.

  1. công ty thành lập nhưng không hoạt động có được không?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp – Công ty có quyền: 2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.”.

Do đó, sau khi thành lập, công ty có quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận hoặc không thực hiện các hoạt động kinh doanh đã được đăng ký.

  • Công ty không hoạt động có bị ràng buộc bởi nghĩa vụ pháp lý nào không?

Theo quy định của luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty có quyền quyết định việc thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc không. Tuy nhiên, việc không thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty vẫn phát sinh các quyền và nghĩa vụ liên quan:

  1. Đăng ký thuế lần đầu

Đăng ký thuế lần đầu là nghĩa vụ khai báo của người nộp thuế đối với cơ quan thuế có thẩm quyền ngay khi thành lập công ty mà không phụ thuộc vào kết quả, nội dung hoạt động của công ty.

Theo quy định pháp luật hiện hành, trừ trường hợp công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng… sẽ tiến hành kê khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế có thẩm quyền trong vòng 10 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người nộp thuế kê khai một lần tại cửa liên thông cùng với thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Nếu công ty không tiến hành đăng ký kê khai thuế lần đầu theo quy định pháp luật thì tương ứng với thời gian chậm kê khai sẽ chịu chế tài xử phạt tương ứng: phạt cảnh cáo (từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ), từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp bị phạt cảnh cáo), từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (từ 31 đến 90 ngày), từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng ( từ 91 ngày trở lên).

  1. Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài là khoản lệ phí mà công ty phải nộp trước ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh; trước ngày 30 tháng 01 hằng năm đối với với công ty đã tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với công ty, mức thu thuế môn  bài phụ thuộc vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư:

đối tượnhVốn điều lệ hoặc vốn đầu tưMức thu
Tổ chức10 tỷ đồng3.000.000 (ba triệu) đồng/năm
Tổ chức10 tỷ đồng trở xuống2.000.000 (hai triệu) đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 (một triệu) đồng/năm

Do đó, nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài phụ thuộc vào số vốn được quy định trong điều lệ công ty mà không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất vì vậy, dù không hoạt động nhưng công ty vẫn phải có nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, việc công ty thành lập và hoạt động một thời gian nhưng sau đó không hoạt động tiếp thì sẽ có những trách nhiệm pháp lý liên quan như việc thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền; nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc thuê mặt bằng, điện, wife… (nếu có).

Hơn nữa, nếu công ty không hoạt động thì vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ nộp các loại tờ khai thuế hàng quý theo quy định. Nếu công ty không nộp hoặc nộp trễ hạn có thể bị phạt hành chính, bị khóa mã số thuế nếu vi phạm nhiều lần, có tình tiết tăng nặng.

Vì vậy, việc thành lập công ty nhưng có tiến hành hoạt động hoặc không hoạt động sau đó phụ thuộc vào ý chí của chủ thể thành lập công ty nhưng các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc thành lập công ty cần được tuân thủ nhằm tránh những chế tài pháp lý không đáng có.

Căn cứ pháp lý

  1. Luật Quản lý thuế 2019
  2. Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài
  3. Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
  4. Thông tư số 302/2016/TT-BTC về lệ phí môn bài
  5. Thông tư 65/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 302/2016/TT-BTC về lệ phí môn bài
  6. Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế

 

Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng quy định về việc mở công ty mà không hoạt động. Khách hàng cần tư vấn thêm có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn/anhpham@luathongphuc.vn

 

 

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan