• Luật Hồng Phúc

Thủ tục giải quyết phá sản là thủ tục hành chính hay dân sự ?

  1. 15/03/2023
  2. 1,342

Về bản chất thì thủ tục giải quyết phá sản là thủ tục chấm dứt hoạt động của một doanh nghiệp, hợp tác xã. Tuy nhiên, nếu xét về mặt thủ tục thì nhiều Khách hàng vẫn đang có sự nhầm lẫn về bản chất của thủ tục giải quyết phá sản là một thủ tục hành chính hay dân sự.

Vì vậy, thông qua bài tư vấn này, luật Hồng Phúc kính gửi đến quý Khách hàng nội dung tư vấn nhằm giải đáp vướng mắc là thủ tục giải quyết phá sản là thủ tục hành chính hay dân sự như sau:

Thủ tục hành chính là gì?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính thì: “Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.”

Theo đó, khi thực hiện thủ tục hành chính, cá nhân, tổ chức cần cung cấp các loại giấy tờ liên quan cho cơ quan nhà nước để giải quyết một công việc cụ thể theo một trình tự nhất định phù hợp với thủ tục giải quyết công việc đó.

Thủ tục dân sự là gì?

Với tính chất dân sự là mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức, pháp nhân về quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản… trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

Theo đó, thủ tục hành chính được hiểu là một thủ tục do cơ quan nhà nước tiến hành để giải quyết một công việc cụ thể trên cơ sở tự do, bình đẳng …

luat-hong-phuc-vn-thu-tuc-giai-quyet-pha-san-la-thu-tuc-hanh-chinh-hay-dan-su

Phá sản là gì? Thủ tục phá sản được thực hiện như thế nào?

Phá sản là gì?

Theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Luật phá sản 2014 thì: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Toà án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

Thủ tục phá sản

Đối tượng có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản

  • Chủ nợ có bảo đảm, bảo đảm một phần khi khoản nợ hết thời hạn thanh toán sau 03 tháng nhưng không thực hiện nghỉ vụ thanh toán
  • Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động khi hhết thời hạn quá 03 tháng nhưng vẫn không thực hiện nghỉ vụ thanh toán
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần… thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian 06 tháng khi công ty mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian 06 tháng khi công ty mất khả năng thanh toán trong trường hợp điều lệ công ty quy định.

Các bước thực hiện thủ tục phá sản

  • Đối tượng có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp đơn tại Toà án nhân dân
  • Đối tượng có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp lệ phí, tiền tạm ứng chi phí phá sản
  • Toà án ra quyết định mở/không mở thủ tục phá sản
  • Nếu Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì tiến hành họp hội nghị chủ nợ
  • Toà án tuyên bố phá sản

Vì trong quá trình tiến hành họp hội nghị chủ nợ như sau:

  • Nếu Hội nghị chủ nợ không đáp ứng các điều kiện quy định về Hội nghị chủ nợ thì hoãn Hội nghị chủ nợ
  • Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán thì đình chỉ thực hiện thủ tục phá sản
  • Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì Toà án ra thông báo về việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và Quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
  • Nếu đủ điều kiện, Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

Thủ tục giải quyết phá sản là thủ tục hành chính hay dân sự?

Theo nội dung trình bày trên, có thể thấy, trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản của Toà án thì các quyền, quyết định của các bên không có giá trị trong việc Toà án đưa ra quyết định tuyên bố phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà phụ thuộc vào các điều kiện khách quan nhất định: khả năng tài chính, khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh… Do dó, thủ tục giải quyết phá sản là thủ tục hành chính.

Căn cứ pháp lý

  1. Luật Phá sản 2014;
  2. Bộ luật Dân sự 2015;
  3. Nghị định Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính

Như vậy, Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến Quý khách hàng về việc thủ tục giải quyết phá sản là thủ tục hành chính hay dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn/anhpham@luathongphuc.vn

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan