Nội dung chính
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Đây là loại hình được xem có cơ cấu đơn giản hơn các loại hình doanh nghiệp khác như Công ty TNHH và Công ty Cổ phần. Do vậy, khi doanh nghiệp tư nhân giải thể thì trình tự, thủ tục mặc dù phải tuân theo những quy định chung của Luật doanh nghiệp 2020 nhưng sẽ có phần đơn giản hơn.
Với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp cùng dịch vụ tư vấn pháp lý tận tâm, Luật Hồng Phúc sẽ cung cấp một số thông tin tư vấn về thủ tục giải thể Doanh nghiệp tư nhân để các công ty nắm rõ và chuẩn bị những điều kiện cần thiết theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định, doanh nghiệp tư nhân bị giải thể trong trường hợp theo quyết định của chủ doanh nghiệp hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, không phải lúc nào doanh nghiệp tư nhân cũng được phép thực hiện thủ tục giải thể. Bởi trước khi giải thể, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện về việc đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, hơn nữa, doanh nghiệp phải không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Cơ quan Trọng tài. Sau khi đáp ứng các điều kiện thì doanh nghiệp tư nhân sẽ tiến hành thủ tục giải thể.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giải thể doanh nghiệp tư nhân
Đối với các loại hình doanh nghiệp khác, khi giải thể, doanh nghiệp phải trả qua bước thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp như nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, … Còn với doanh nghiệp tư nhân, vì là loại hình do cá nhân làm chủ nên chủ doanh nghiệp chỉ cần đưa ra quyết định giải thể và chuẩn bị các giấy tờ sau để nộp cho đơn vị tiếp nhận.
Bước 2: Thông báo việc giải thể đến Phòng đăng ký kinh doanh
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày đưa ra quyết định giải thể, doanh nghiệp tư nhân phải gửi thông báo về việc giải thể đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo giải thể doanh nghiệp tư nhân, Phòng đăng ký kinh doanh nghiệp phải thực hiện công việc là gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp tư nhân cho cơ quan thuế.
Bước 3: Doanh nghiệp tư nhân hoàn thành các nghĩa vụ thuế đối với cơ quan thuế.
Theo đó, doanh nghiệp tư nhân cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau để thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế:
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
- Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cụ Hải quan nếu công ty có hoạt động xuất khẩu hoặc văn bản cam kết không có các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu đến ngày ký xác nhận nợ thuế của Tổng cục Hải quan.
- Báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng đến thời điểm nộp hồ sơ giải thể công ty
- Báo cáo tài chính đến thời điểm quyết toán
- Biên bản thanh lý tài sản (nếu có)
Lưu ý về các mốc thời gian liên quan khi doanh nghiệp tư nhân thực hiện nghĩa vụ thuế tại cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế sẽ gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp tư nhân đến Phòng đăng ký kinh doanh. Nếu như chưa hoàn thành, doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.
Một số chú ý liên quan đến việc giải thể doanh nghiệp tư nhân
- Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp cần có trách nhiệm trả con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an khi làm thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Trên đây là một số tư vấn của Luật Hồng Phúc về tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi thông qua:
Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410
Email: info@luathongphuc.vn/anhpham@luathongphuc.vn
- giải thể doanh nghiệp tư nhân
- mẫu giải thể doanh nghiệp tư nhân
- quy trình giải thể doanh nghiệp tư nhân
- đơn xin giải thể doanh nghiệp tư nhân
- giải thể chi nhánh doanh nghiệp tư nhân
- mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp tư nhân
- các trường hợp giải thể doanh nghiệp tư nhân
- điều kiện để giải thể doanh nghiệp tư nhân
- giải thể và phá sản doanh nghiệp tư nhân
- các trường hợp giải thể của doanh nghiệp tư nhân