Thủ tục mở công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
Với sự chuyên môn hóa trong hoạt động chăn nuôi cũng như nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm từ vật nuôi… dẫn đến nhu cầu về nguồn thức ăn dành cho vật nuôi ngày càng cao mà ngay cơ sở chăn nuôi khó có thể tự sản xuất để đáp ứng. Do đó, địa dư trong sản xuất thức ăn cho vật nuôi ngày càng tăng.
Nắm bắt nhu cầu thực tế trên, dưới phương diện pháp lý, luật Hồng Phúc sẽ trình bày cụ thể thủ tục mở công ty sản xuất thức ăn như sau:
- Điều kiện sản xuất
Tùy thuộc vào quy mô, mục đích trong quá trình hoạt động mà công ty phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện liên quan như sau:
- Điều kiện về cơ sở vật chất: địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất; thiết kế, bố trí trong khu vực sản xuất; trang thiết bị; …
- Điều kiện mua bán: trang thiết bị, dụng cụ bảo quản; nơi bày bán, kho chứa; biện pháp, phòng chống vi sinh vật gây hại;
- Điều kiện nhập khẩu: chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bế trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chất lượng thức ăn nhập khẩu, tiêu chuẩn về kho bảo quản;
- Xuất khẩu: ngoài việc đáp ứng các quy định liên quan đến hoạt động xuất khẩu như các mặt hàng thông thường thì công ty phải đảm bảo có hồ sơ, chất lượng sản phẩm xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân, nước nhập khẩu và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
- Thủ tục mở công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
Là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về giấy phép, do đó, khi thành lập công ty thì ngoài việc tiến hành Đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư thì cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đơn đặt hàng.
Bước 1: Đăng ký thành lập công ty
- Nội dung cần chuẩn bị trước khi mở công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Vốn điều lệ: là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện về vốn pháp định nên các thành viên/cổ đông thành lập công ty cần có sự lựa chọn phù hợp với năng lực tài chính, định hướng kinh doanh… Trong đó, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- Tên công ty: tên công ty bao gồm loại hình công ty (trách nhiệm hữu hạn, hợp danh, cổ phần) và phần tên riêng (tên riêng này có thể trở thành thương mại của công ty sau này). Thành viên/cổ đông thành lập công ty có thể tra cứu tại – https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx về tên công ty nhằm tránh việc sử dụng tên trùng lặp, đặt tên đúng theo quy định của pháp luật.
- Trụ sở công ty: Ngoại trừ nhà chung cư, doanh nghiệp có thể đặt trụ sở tại bất kỳ địa chỉ nào đã được xác định địa chỉ giới hành chính (gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Mã ngành: mã ngành chính là 1080: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. Bên cạnh đó, công ty được quyền lựa chọn một hoặc một số mã ngành khác trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam làm mã ngành bổ sung.
- Hồ sơ (01 bộ)
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài);
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài) là cá nhân, người đại diện;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên/cổ đông là tổ chức (nếu thành viên/cổ đông là tổ chức nước ngoài thì giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;
- Bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có).
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Thủ tục
- Nộp hồ sơ
Nộp trực tiếp: Phòng đăng ký kinh doanh hoặc các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc phòng đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh nơi Công ty đặt trụ sở chính.
Nộp trực tuyến: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng đồng thời nộp hồ sơ gốc bản giấy tại Phòng Đăng ký kinh doanh khi nhận khết quả.
- Kết quả
Hồ sơ hợp lệ: cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
Hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định: ra một bản thông báo toàn bộ nôi dung cần sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ;
Bước 2: Giấy chứng nhận đủ điều kiện
- Hồ sơ (01 bộ)
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Bản thuyết minh điều kiện sản xuất
- Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất
- Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi (cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn)
- Thủ tục
- Nộp hồ sơ
Thứ nhất, cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung; cơ sở sản xuất đồng thời thức ăn bổ sung và thức ăn chăn nuôi khác; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của bên nhập khẩu nộp hồ sơ tại Cục Chăn nuôi;
Thứ hai, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi khác nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Kết qủa
Thứ nhất, cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi trong vòng 25 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và đủ điều kiện về cơ sở vật chấttrong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ đồng thời cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi; nếu cơ sở không đáp ứng điều kiện về cơ sở sản xuất thì tiến hành khắc phục và báo cáo kết quả để đánh giá lại trong thời hạn 06 tháng
Thứ hai, cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ (đánh giá điều kiện thực tế để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được tiến hành nếu nước nhập khẩu yêu cầu)
- Thủ tục cần làm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Là ngành nghề kinh daonh các sản phẩm có điều kiện, do đó, để tiến hành sản xuất. Mua chữ ký số điện tử để thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế điện tử;
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
- Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài;
- Làm biển hiệu;
- Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử;
- Góp vốn điều lệ đúng thời hạn. Đảm bảo các điều kiện kinh doanh trước khi kinh doanh.
Bên cạnh đó, là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vật nuôi, ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng nên trước khi thức ăn được lưu thông trên thị trường cần:
- Công bố tiêu chuẩn, hợp quy theo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Công bố thông tin sản phẩm;
Căn cứ pháp lý:
- Luật Chăn nuôi 2018
- Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định 27/2018/QĐ-TTG về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng trình tự thủ tục mở công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định mới nhất. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:
Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410
Emai: info@luathongphuc.vn/anhpham@luathongphuc.vn
- Mở xưởng sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Điều kiện sản xuất thức an chăn nuôi
- Quy định về sản xuất thức an chăn nuôi
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi
- Mã ngành kinh doanh thức ăn chăn nuôi
- các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
- kế toán công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
- danh sách công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
- top các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
- top 10 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
- tên các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi