• Luật Hồng Phúc

Thủ tục mở phòng khám đa khoa

  1. 15/03/2023
  2. 1,233

Khám chữa bệnh là một trong các loại hình kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người dân. Đặc biệt, ngày nay xã hội ngày càng phát triển nên vấn đề sức khỏe cũng càng được chú trọng. Do vậy, pháp luật đã có những quy định chặt chẽ về điều kiện, thủ tục xin giấy phép kinh doanh mở phòng khám đa khoa. Vậy, thủ tục mở phòng khám đa khoa được tiến hành như thế nào ? Bài viết sau đây, Luật Hồng Phúc sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục này.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
  • Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh
  • Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
  • Nghị định 87/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám, chữa bệnh

Phòng khám tư nhân là gì ?

Phòng khám tư nhân là cơ sở khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi người được tổ chức, cá nhân thành lập, quản lý và điều hành, theo quy định của pháp luật và nhà nước không có sự can thiệp vào quá trình tổ chức hoạt động.

Phòng khám tư gồm các hình thứ sau: phòng khám chuyên khoa, phòng khám đa khoa, phòng khám chẩn trị y học cổ truyền và phòng khám bác sỹ gia đình.

luat-hong-phuc-vn-dich-vu-lam-thu-tuc-xin-giay-phep-kinh-doanh-mo-phong-kham-da-khoa

Các điều kiện để mở phòng khám đa khoa

Theo quy định của Nghị định 155/2018/NĐ-CP để được thành lập phòng khám đa khoa, cơ sở đăng ký phải đáp ứng các điều kiện nhất định về Giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa. Cụ thể các điều kiện như sau:

Điều kiện chung mở phòng khám

Về cơ sở vật chất cho phòng khám

  • Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
  • Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

Về trang thiết bị y tế phòng khám

  • Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
  • Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;
  • Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định tại điểm a, b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

Về nhân sự phòng khám

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
  • Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;
  • Các đối tượng khác làm việc trong phòng khám đa khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản;

Điều kiện riêng xin giấy phép mở phòng khám

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện kể trên, phòng khám đa khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

Quy mô phòng khám đa khoa

  • Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;
  • Có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh).

Cơ sở vật chất phòng khám

Có phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu). Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn.

Thiết bị y tế cho phòng khám

Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Nhân sự cho phòng khám đa khoa

Số lượng bác sỹ khám bệnh, chữa bệnh hành nghề cơ hữu phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa. Người phụ trách các phòng khám chuyên khoa và bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh) thuộc Phòng khám đa khoa phải là người làm việc cơ hữu tại phòng khám.

luat-hong-phuc-vn-kinh-nghiem-mo-phong-kham-tu-nhan

Dịch vụ làm hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng khám đa khoa

Thành phần hồ sơ mở phòng khám đa khoa

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
  • Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám; người phụ trách bộ phận chuyên môn;
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
  • Điều lệ tổ chức và hoạt động;
  • Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở;
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
  • Đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh: Bản sao hợp lệ hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với bệnh viện. Trong trường hợp có cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài cần có bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh với công ty dịch vụ hàng không.

Thủ tục mở phòng khám đa khoa

  • Bước 1: Chủ thể đại diện phòng khám gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Sở Y tế;
  • Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị;
  • Bước 3: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở;
  • Bước 4: Trả kết quả cho cơ sở.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thủ tục xin giấy phép kinh doanh mở phòng khám đa khoacông ty Luật Hồng Phúc gửi tới quý khách hàng. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay những vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc để được giải đáp nhé.

  • chi phí mở phòng khám đa khoa
  • tư vấn mở phòng khám đa khoa
  • kế hoạch mở phòng khám đa khoa
  • kinh nghiệm mở phòng khám đa khoa
  • hướng dẫn mở phòng khám đa khoa
  • Thủ tục xin giấy phép kinh doanh phòng khám
  • Phòng khám tư nhân là gì
  • Thủ tục mở phòng khám sản phụ khoa
  • Bác sĩ mở phòng khám tư
  • Mô hình phòng khám đa khoa
  • Chi phí mở phòng khám đa khoa
  • Công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan