• Luật Hồng Phúc

Thủ tục mở phòng khám Y Học Cổ Truyền

  1. 15/03/2023
  2. 1,295

Y Học Cổ Truyền là phương pháp khám chữa bệnh đã có từ rất lâu. Đây được coi là một phương pháp chính thức để khám, chữa bệnh như một nguyên ngành độc lập và có khái niệm pháp lý đề cập trong văn bản quản lý chuyên ngành. Hiện nay, các phòng khám y học cổ truyền ngày càng hoạt động phổ biến. Vậy thủ tục để mở phòng khám y học cổ truyền được quy định như thế nào? Bài viết sau đây, công ty Luật Hồng Phúc sẽ giúp quý khách hàng làm rõ về thủ tục này.

Phòng khám y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền theo cách gọi dân gian được áp dụng với các phương thức khám, chữa bệnh bằng các phương pháp truyền thống được thực hiện từ lâu đời như: bắt mạch để chẩn bệnh, bốc thuốc hay sắc thuốc, châm cứu, bấm huyệt,… để điều trị bệnh. Theo đó, phòng khám y học cổ truyền được hiểu là cơ sở khám chữa bệnh bằng những phương pháp truyền thống như: châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt hay xông hơi thuốc…

Các điều kiện để mở phòng khám y học cổ truyền

Điều kiện về cơ sở vật chất:

  • Địa điểm để đặt phòng khám y học cổ truyền phải cố định; tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
  • Bảo đảm điều kiện về đủ ánh sáng và có trần chống bụi; tường và nền nhà phải được sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa và làm vệ sinh;
  • Có diện tích phòng tối thiểu là 10 m2 và có nơi đón tiếp người bệnh;
  • Ngoài ra, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký; phòng khám y học cổ truyền cần đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
    1. Trường hợp phòng khám có châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt có diện tích ít nhất là 05 m2 một giường bệnh;
    2. Trường hợp phòng khám có xông hơi thuốc thì phải có buồng xông hơi có diện tích ít nhất là 02 m2 và phải kín nhưng đủ ánh sáng.
  • Ngoài ra, phòng khám đông y cần phải đảm bảo vệ sinh môi trường, có dịch vụ thu gom rác thải y tế thực hiện thông qua hợp đồng.

Điều kiện về thiết bị y tế:

  • Trường hợp phòng khám đăng ký hoạt động khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc, cần có:
    1. Tủ thuốc; các vị thuốc được đựng trong ô kéo hay trong chai lọ thủy tinh hay nhựa trắng có nắp và ghi rõ các tên vị thuốc ở bên ngoài;
    2. Cân thuốc và phân chia các vị thuốc theo thang và có giấy gói thuốc (không dùng giấy báo hay các giấy có chữ để gói thuốc).
  • Trường hợp phòng khám đăng ký hoạt động châm cứu; xoa bóp, day ấn huyệt thì phòng khám phải các thiết bị sau:
    1. Có giường và dụng cụ châm cứu, xoa bóp và day ấn huyệt;
  • Trường hợp phòng khám đăng ký xông hơi thuốc thì phải có hệ thống tạo hơi thuốc đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Điều kiện về nhân sự:

  • Người chịu trách nhiệm chính về lĩnh vực chuyên môn của phòng khám y học cổ truyền phải là người đã được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp. Trong trường hợp người có bài thuốc gia truyền thì cần phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh  về y học cổ truyền.
  • Có đủ thời gian hành nghề  chuyên môn ít nhất là phải từ 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền, 48 tháng đối với các y sỹ y học cổ truyền, 36 tháng đối với những lương y hay người có bài thuốc gia truyền.
  • Nhân viên cần phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được phân công.

Thành phần hồ sơ mở phòng khám y học cổ truyền

Để thực hiện thủ tục thành lập phòng khám y học cổ truyền, quý khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo đúng mẫu quy định);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập (đối với chủ thể là tổ chức);
  • Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám;
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám. Những người này gồm: thu ngân; bảo vệ; kế toán; lễ tân – không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất; thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo đúng mẫu quy định);
  • Tài liệu chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất; thiết bị y tế; tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám như: giấy chứng chứng nhận quyền sử dụng đất kèm hợp đồng thuê nhà (nếu có); để chứng minh đảm bảo điều kiện về diện tích tối thiểu theo quy định; các hợp đồng, chứng từ về việc mua các thiết bị tại phòng khám,…
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành (người đứng đầu phải lập).

Thủ tục mở phòng khám y học cổ truyền

Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ kể trên theo đúng quy định pháp luật;

Bước 2. Nộp hồ sơ xin giấy phép hoạt động phòng khám tại Sở Y tế nơi mà phòng khám đặt địa điểm (có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện). Nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3. Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấph giấy phép hoạt động kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thủ tục mở phòng khám y học cổ truyền mà Luật Hồng Phúc gửi tới quý khách hàng. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay những vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được giải đáp nhé.

  • Hồ sơ thành lập phòng khám y học cổ truyền
  • Giấy phép hành nghề y học cổ truyền
  • Thủ tục làm chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền
  • Cho thuê bằng bác sĩ y học cổ truyền
  • Phòng khám Đông y
  • Đặt tên phòng khám Đông y

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan