• Luật Hồng Phúc

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

  1. 15/03/2023
  2. 1,723

luat-hong-phuc-vn-NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI CẦN THỦ TỤC GÌ

NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI cần thủ tục gì?

Là nước nông nghiệp, Việt Nam chuyên sản xuất ra các mặt hàng nông nghiệp (rau, củ, quả…). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay Việt Nam vẫn là nước có tỉ suất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cao do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước hiện tại chưa đủ đáp ứng nhu cầu về nguồn thức ăn đáp ứng cho ngành nghề chăn nuôi.

Vậy, để đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước, nhiều doanh nghiệp đã phải nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Do đó, thông qua bài viết này, luật Hồng Phúc kính gửi đến quý khách hàng nội dung tư vấn về những vấn đề liên quan đến nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và cụ thể là việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần thủ tục gì?

  1. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi là gì?

Theo Luật chăn nuôi năm 2018 quy định: “Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống”.

Theo Luật thương mại năm 2005 quy định: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

Như vậy nhập khẩu thức ăn chăn nuôi là việc thức ăn chăn nuôi được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định pháp luật.

  1. Điều kiện nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Thứ nhất: Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định, bao gồm các tiêu chí sau:

  • Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu;
  • Kiểm tra thực tế về số lượng, khối lượng, quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, xuất xứ và các chỉ tiêu cảm quan khác của sản phẩm;
  • Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để thử nghiệm đánh giá sự phù hợp về chất lượng và an toàn của sản phẩm.

Thứ hai: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.

Thứ ba: Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

  1. Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đối tượng áp dụng: nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm mục đích:

  • Giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;
  • Nuôi thích nghi;
  • Nghiên cứu, khảo nghiệm;
  • Làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm
  • Sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu

Thẩm quyền giải quyết: Cục Chăn nuôi là cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Hồ sơ (1 bộ):

  1. a) Đối với hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm bao gồm:
  • Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;
  • Văn bản chứng minh về việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
  1. b) Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi bao gồm:
  • Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi;
  • Bản kê khai của cơ sở đăng ký về đối tượng, số lượng vật nuôi nuôi thích nghi, thời gian nuôi, địa điểm nuôi và mục đích nuôi.
  1. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm bao gồm:
  • Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu hoặc khảo nghiệm;
  • Đề cương nghiên cứu hoặc khảo nghiệm.
  1. d) Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm bao gồm:
  • Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm;
  • Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu, trong đó có cam kết mẫu sản phẩm nhập khẩu không dùng cho hoạt động thương mại.
  1. e) Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu bao gồm:
  • Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu;
  • Hợp đồng sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.

Hình thức gửi hồ sơ: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc đường bưu điện đến Cục Chăn nuôi.

Kết quả: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Chăn nuôi cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  • Căn cứ pháp lý:
  1. Luật Chăn nuôi năm 2018;
  2. Luật thương mại năm 2005;
  3. Nghị định 13/2020/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi năm 2018;

Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo quy định mới nhất. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn/anhpham@luathongphuc.vn

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan