• Luật Hồng Phúc

Vốn điều lệ là gì, vốn pháp định là gì?

  1. 14/02/2022
  2. 1,970

Hiện nay, trong các văn bản luật khác nhau có nhiều quy định khác nhau về nguồn vốn của doanh nghiệp: vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn góp, vốn chủ sở hữu … dẫn đến những sự nhầm lần không đáng có.

Vì vậy, bằng nội dung văn bản này, Luật Hồng Phúc sẽ trình bày cụ thể nhằm trả lời các câu hỏi liên quan đến vốn của doanh nghiệp: Vốn điều lệ là gì, Vốn pháp định là gì?

Vốn điều lệ là gì?

Theo quy định tại Khoản 34, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Tương ứng với vốn điều lệ, doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ liên quan tương ứng như nghĩa vụ về thuế môn bài: doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài là 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm; donah nghiệp có vốn điều lệ từ10 tỷ đồng trở xuống thì mức thuế môn bài là 2.000.000 (ba triệu) đồng/năm.

Trường hợp doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ với Phòng đăng ký kinh doanh khi có sự thay đổi vốn điều lệ.

Kế toán không ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh. mà chỉ ghi nhận khoản vốn góp huy động, nhận từ các chủ sở hữu luôn được ghi nhận theo số thực góp, tuyệt đối không ghi nhận theo số cam kết sẽ góp của các chủ sở hữu.

VỐN ĐIỀU LỆ LÀ GÌ? VỐN PHÁP ĐỊNH LÀ GÌ

Vốn pháp định là gì?

Định nghĩa: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.”  được thể hiện trong Khoản 7, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 đã hết hiệu lực và không được định nghĩa trong văn bản Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020 được ban hành sau này. Tuy nhiên, thuật ngữ vốn pháp định vẫn tiếp tục được sử dụng trong các văn bản liên quan đến điều kiện về nguồn vốn tối thiểu doanh nghiệp phải có khi thực hiện hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có điều kiện về vốn góp.

Vốn pháp định chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định: bán hàng đa cấp (10 tỷ đồng); kinh doanh hoạt động mua bán nợ (100 tỷ đồng);…

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ trong suốt quá trình kinh doanh ngành nghề có điều kiện đó không được giảm xuống thấp hơn so với vốn pháp định.

Vốn khác

Bên cạnh vốn điều lệ, vốn pháp định thì trong các văn bản luật hiện hành còn sử dụng các thuật ngữ khác liên quan như:

  • Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu) được phản ánh qua vốn góp của chủ sở hữu; thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, cổ phiếu quỹ, chênh lệch tỉ giá hối đoái,…
  • Vốn góp của chủ sở hữu phản ánh khoản vốn thực đã đầu tư/góp vốn của chủ sở hữu theo điều lệ công ty hình thành nên vốn chủ sở hữu. Đối với các công ty cổ phần thì vốn góp từ phát hành cổ phiếu được ghi vào tài khoản này theo mệnh giá.
  • Vốn đầu tư. Đối với doanh nghiệp tư nhân, pháp luật không quy định là vốn điều lệ mà là vốn đầu tư. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký và có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Mặt khác “vốn đầu tư còn là là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”

Căn cứ pháp lý

  1. Luật Doanh nghiệp 2020
  2. Luật Đầu tư 2020
  3. Nghị định 69/2016/nĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
  4. Nghị định 40/2018/NĐ-CP quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
  5. Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
  6. Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
  7. Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài
  8. Thông tư số 302/2016/TT-BTC về lệ phí môn bài
  9. Thông tư 65/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 302/2016/TT-BTC về lệ phí môn bài

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan