Xin giấy phép sản xuất thực phẩm chay?
Thực phẩm chay là một trong những loại thực phẩm được rất nhiều người lựa chọn. Các thực phẩm chay trên thị trường hiện nay rất là đa dạng, thành phẩm cũng giống những loại thực phẩm mặn trên thị trường nhưng được chế biến từ những sản phẩm thuần chay nên rất thu hút người tiêu dùng. Vậy sản xuất thực phẩm chay cần những giấy phép gì? Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng thông tin về thủ tục xin giấy phép sản xuất thực phẩm chay.
- Thực phẩm chay là gì?
Ăn chay là chế độ ăn chỉ sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau xanh, củ quả, các loại hạt, nấm, đậu phộng,… mà không sử dụng các loại hải sản, thịt có nguồn gốc động vật để chế biến món ăn. Hiện nay có 5 hình thức ăn chay phổ biến là thuần chay; hình thức ăn chay có trứng và sữa; hình thức ăn chay có trứng; hình thức ăn chay có sữa; hình thức bán chay. Dựa vào các hình thức ăn chay thì sẽ có các thực phẩm chay tương ứng để người tiêu dùng có những sự lựa chọn phù hợp.
- Các giấy phép cần có khi sản xuất thực phẩm chay?
2.1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Hiện nay có rất nhiều thực phẩm chay được bày bán trên thị trường nhưng không rõ cơ sở sản xuất. Do đó, để sản phẩm của mình được nhiều người biết đến, tạo được uy tín thì cá nhân, tổ chức sản xuất thực phẩm chay nên hoạt động dưới hình thức của một cơ sở kinh doanh nhất định.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định các trường hợp cá nhân hoạt động thương mại nhưng không phải đăng ký kinh doanh gồm có:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy các cá nhân, tổ chức sản xuất thực phẩm chay không thuộc các trường hợp nêu trên nên để đảm bảo an toàn pháp lý cho cơ sở sản xuất đồ chay thì các cá nhân, tổ chức bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.
2.2. Giấy phép kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thực phẩm chay
Tất cả các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm đều phải có giấy phép kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm. Mục đích của việc kiểm nghiệm thực phẩm là nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Hơn nữa, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng kiểm soát được các thực phẩm đang lưu hành trên thi trường để kịp thời xử lý những cơ sở sản xuất các sản phẩm không đảm bảo chất lượng để đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Doanh nghiệp sẽ kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm chay thành phẩm tại bất kỳ tổ chức nào được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kiểm định thực phẩm. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện kiểm định các thành phần, hàm lượng có trong sản phẩm. Chỉ tiêu kiểm nghiệm là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật. Sau khi có kết quả, doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ thông báo đến Cục An toàn thực phẩm.
2.3. Tự công bố sản phẩm thực phẩm chay
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Như vậy trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chay phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm theo trình tự sau:
- Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm thực phẩm chay trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, doanh nghiệp được quyền sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của thực phẩm chay do công ty mình sản xuất.
Trường hợp thực phẩm chay có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì doanh nghiệp phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, doanh nghiệp thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay ngay sau khi gửi thông báo.
2.4 Đăng ký mã số mã vạch cho thực phẩm chay
Mã số, mã vạch giúp hàng hóa đủ điều kiện lưu hành thị trường phân phối sản phẩm vào siêu thị; trung tâm thương mại; cửa hàng tiện lợi; cửa hàng sử dụng quét mã số mã vạch; bách hóa… là tiền đề của tra cứu thông tin sản phẩm, đáp ứng yêu cầu lưu hành sản phẩm trong nước và quốc tế. Điều nay không chỉ giúp cơ quan nhà nước quản lý các sản phẩm mà còn để người tiêu dùng được kiểm tra thông tin sản phẩm, tránh hiện tượng hàng giả, hàng kém chất lượng được lưu hành trên thị trường.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về việc doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chay cần phải có giấy phép gì. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng hoàn thiện giấy phép sản xuất thực phẩm chay với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.
.